Dịch thuật: Trong văn hiến trước triều Tần có chữ "Tần" không

TRONG VĂN HIẾN TRƯỚC TRIỀU TẦN CÓ CHỮ “TẦN” KHÔNG

          Mọi người xem qua bộ phim “Anh hùng” 英雄, đối với khí thế hùng mạnh của đội quân triều Tần nhất định kí ức như hãy còn rất mới, cờ xí rợp trời, bên trên đề chữ (Tần) rất lớn theo thể đại triện. Nhưng có phải là trước khi Tần thống nhất 6 nước đã có chữ ?
          Trong chính sử không có ghi chép, nhưng trong một số truyền thuyết dân gian lại miêu tả rất sinh động. Truyền thuyết nói rằng, vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, chữ được viết là . Sau khi Tần diệt 6 nước, để lập lại quốc hiệu, Tần Thuỷ Hoàng đã triệu tập quần thần nghị sự. Thuỷ Hoàng hỏi rằng:
          - Từ khi Bàn Cổ khai thiên lập địa đến nay, công tích của ai lớn nhất?
          Có bề tôi đáp rằng:
          - Công tội đúng sai đều có ghi chép ở “Xuân Thu” 春秋.
          Thế là Thuỷ Hoàng bảo rằng:
          - Quả nhân là vị đế của cả ngàn đời, với 2 chữ Xuân Thu lấy mỗi chữ một nữa làm quốc hiệu.
          Và đó là lai lịch của chữ .
          Tại sao Tần Vương không dùng chữ làm quốc hiệu? Truyền thuyết có nói, Tần Vương cảm thấy chữ đó có ngụ ý không hay: 1 cây mà bên trên có 2 vương, như 1 núi mà có 2 cọp, 2 cọp đấu nhau tất sẽ có con bị thương, đất nước không thể yên ổn được. Cũng có người cho rằng, Doanh Chính sau khi tạo ra chữ đã rất đắc ý, nhưng có một đại thần dâng lời nói rằng:
          - Nửa phần trên của chữ là mùa xuân không có mặt trời; nửa phần dưới của chữ là mùa thu không có lửa. Mùa xuân không có mặt trời, muôn vật khó mà sinh trưởng tươi tốt; mùa thu không có lửa , ngũ cốc khó mà chín. Đó là điềm bất tường vậy.
          Doanh Chính nghe qua lửa giận bốc lên, chữ mà mình đắc ý bỗng nhiên bị bề tôi chế giễu như thế, thế là sai xử tử người nọ. Sau, không có ai dám nói đến quốc hiệu nữa.  
          Cũng có người liên hệ đến sự kiện “phần thư khanh nho” 焚书坑儒 (đốt sách chôn học trò), cho rằng (hoả) chính là “phần thư”, chính là “khanh nho”. được cho là “phần thư” thì dễ lí giải, còn sao lại là “khanh nho”?  Hoá ra chữ trong giáp cốt văn hoặc trong triện văn là hình vòng tròn, bên trong có một chấm, vòng tròn biểu thị hình mặt trời, chấm ở giữa biểu thị cho ánh sáng mặt trời. Hố chôn mà Tần Thuỷ Hoàng cho đào có hình tròn, từng nho sinh một bị xô xuống đó chính là nét ngang trong chữ .
          Ở trên chỉ là những truyền thuyết chưa khảo chứng. Trên thực tế, chữ đã có trước triều Tần từ rất sớm. Chữ xuất hiện sớm nhất trong giáp cốt văn, là chữ totem do người Tần làm nông nghiệp sáng tạo ra, tức “chữ giống hình dạng người cầm chày giã gạo”. Nói một cách cụ thể, nó mang nghĩa gia công về lúa gạo. Hơn nữa, bắt đầu từ thời Tây Chu phong quốc cho đến lúc triều Tần diệt vong, quốc hiệu của người Tần chưa hề thay đổi, về căn bản không có cái gọi là “lập lại quốc hiệu”, đương nhiên càng không có thuyết hoang đường Thuỷ Hoàng tạo ra chữ .

                                                     Huỳnh Chương Hưng
                                                     Quy Nhơn 13/6/2017

Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013
Previous Post Next Post