Dịch thuật: Nguồn gốc họ Đổng

NGUỒN GỐC HỌ ĐỔNG

          Về nguồn gốc họ Đổng chủ yếu có 3 thuyết:
1- Vốn là tính của mình, thuỷ tổ là Đổng Phủ 董父. Vua Thuấn phong Đổng Phủ (cháu của Hoàng Đế Hiên Viên thị) làm Tông Xuyên Hầu 嵕川侯, đồng thời ban cho tính Đổng, đời sau lấy “Đổng” làm thị.
2- Xuất phát từ tính Cơ , lấy chức quan làm thị. Triều Chu có Đại phu Tân Hữu 辛有, hai người con của ông nhậm chức Thái sử tại nước Tấn, đổng đốc (có nghĩa là khảo sát và cất giữ) sử sách điển tịch của nước Tấn. Con cháu của hai ông nối chức quan, lấy chức quan làm họ, gọi là Đổng thị.
3- Cũng xuất phát từ tính của mình, lấy tính làm thị, tương truyền cháu của Chuyên Húc 颛顼 là Lục Chung 陆终 có người con tên Sâm Hồ 参胡, tính là Đổng, con cháu đời sau đã lấy tính làm thị, đó là họ Đổng ở Sơn Đông.
Kì thực, tính Đổng xuất phát từ một nguồn, đều là con cháu đời sau của Chuyên Húc.
          Họ Đổng ước chiếm 0,61% nhân khẩu của dân tộc Hán trong cả nước, chiếm vị trí thứ 29. Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Vân Nam, Liêu Ninh, Triết Giang họ Đổng chiếm đa số.

Danh nhân các đời
          Trong lịch sử, danh nhân họ Đổng rất nhiều. Thời Xuân Thu có Đổng Hồ 董狐, vị sử quan nổi tiếng. Thời Tây Hán có Đại tư mã Đổng Hiền 董贤 và đại học giả Đổng Trọng Thư 董仲舒, người đề xuất “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”. Thời Đông Hán có Thái sư Đổng Trác 董卓. Thời Tam Quốc, Thụ Hán có Thượng thư lệnh Đổng Quyết 董厥. Thời Bắc Nguỵ có sứ giả Đổng Uyển 董琬 đi sứ tây vực. Đời Bắc Tống có hoạ gia Đổng Vũ 董羽. Đời Nguyên có danh tướng Đổng Tuấn 董俊. Đời Minh có hoạ gia Đổng Kì Xương 董其昌.

                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                         Quy Nhơn 28/10/2016

Nguyên tác Trung văn
ĐỔNG  TÍNH UYÊN NGUYÊN
董姓渊源
Trong quyển
BÁCH GIA TÍNH
百家姓
Biên soạn: Triệu Dương 赵阳
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2005
Previous Post Next Post