Dịch thuật: Chữ "can"


CHỮ “CAN”
 
Bính âm gan (thanh điệu 1)

  3 nét
11 nét

1- Không có thuỷ phân hoặc thuỷ phân rất ít, đối lập với 湿 (thấp).
          Can thảo 干草  /  can hạn 干旱  /  干燥  /  can ba ba 干巴巴  /  sái can 晒干  / nhũ xú vị can 乳臭未干
2- Thực phẩm khô gia công chế thành
          Can bính 干饼 /  đậu hủ can 豆腐干  /  duẩn can 笋干
3- Trống rỗng, làm cho không có
          Ngoại cường trung hư 外强中虚  /  can bôi 干杯
4- Uổng phí, hao tổn vô ích
          Can sinh khí 干生气  / can đả lôi bất há vũ 干打雷不下雨
5- Chỉ có hình thức
          Can tiếu 干笑
6- Quan hệ thân thích được bái nhận
          Can ma 干妈  / can đa 干爹  /  can nữ nhi 干女儿

Giải thuyết
          , bộ , kết cấu độc thể, vốn là chữ tượng hình, mang ý nghĩa là:
          - Cái thuẫn: can qua 干戈
          - Mạo phạm: can phạm 干犯
          - Có liên quan, liên quan tới: can liên 干连  / can thiệp 干涉
          - Truy cầu chức vị, bổng lộc (sách): can tiến 干进  / can lộc 干禄
          - Bên cạnh nước (sách): giang can 江干
          - Thiên can: can chi 干支
          Chữ là giản hoá của chữ , đồng âm thay thế nhau.

* (1)- Chữ có 2 âm đọc
          Đọc gan (thanh điệu 1), giản hoá là (âm Hán Việt là CAN).
          Đọc qian (thanh điệu 2) (âm Hán Việt là CÀN / KIỀN),  như càn khôn 乾坤  /  Càn Long 乾龙, không có chữ giản hoá.
(2)- Chữ , ngày trước quy về bộ .
(3)- Chữ cũng là chữ giản hoá của chữ (cán).

                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                        Quy Nhơn 14/9/2016

Nguồn
GIẢN HOÁ TỰ, PHỒN THỂ TỰ ĐỐI CHIẾU TỰ ĐIỂN
简化字繁体字对照字典
Chủ biên: Giang Lam Sinh 江蓝生, Lục Tôn Ngô 陆尊梧
Thượng Hải – Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 1998.
Previous Post Next Post