Dịch thuật: Tập tục tiệc mừng thọ

TẬP TỤC TIỆC MỪNG THỌ

          “Thọ đản” 寿诞, cũng còn gọi là “đản thần” 诞辰, tục xưng là “sinh nhật” 生日. Với sinh nhật, dân gian thường theo âm lịch. Tiệc mừng thọ chỉ lễ chúc mừng sinh nhật tiến hành hoạt động ăn uống. Tập tục  mừng thọ tuỳ nơi mà khác nhau. Tại vùng Kim Hoa 金华 Triết Giang 浙江, sinh nhật phân làm lớn và nhỏ. Hàng năm tổ chức một lần là “tiểu sinh nhật”, thông thường ăn mì và trứng, gọi là “thọ miến” 寿面, “sinh nhật miến” 生日面. Gặp năm “thập” là “đại sinh nhật”, ngũ thập trở lên tổ chức sinh nhật gọi là “tố thọ” 做寿 (tổ chức lễ mừng thọ). Gia đình có kinh tế tương đối khá, mỗi khi gặp sinh nhật, đều lập “thọ đường” 寿堂, bà con bạn bè mang lễ vật đến chúc mừng. Trước sinh nhật 1 ngày, bà con bạn bè đến chúc thọ, tiệc vào buổi tối gọi là “thướng thập phạn” 上十饭, ăn mì thọ gọi là “vãn thọ” 晚寿. Đồng thời, hướng đến hàng xóm tặng 2 bát mì trường thọ. Tại vùng Thiệu Hưng 绍兴, những người từ 50 tuổi trở lên, mỗi khi gặp “thập” như lục thập, thất thập … thông thường con cháu cúng thần tế tổ vào ngày sinh nhật, bày thọ tửu. Đêm trước ngày sinh nhật, con cháu đi mời bà con bạn bè đến uống rượu, họ đều mang tặng lễ vật, lễ vật có áo, thọ miến, thọ đào. Theo những người hiểu biết, thọ đào là lễ vật không thể thiếu được. Loại đào này, thực tế là dùng bột nặn thành bánh hình trái đào. Sau buổi tiệc, hàng xóm đều được chia phần thọ miến hoặc thọ đào.
          Tập tục tiệc mừng thọ ở Ninh Ba 宁波 rất đặc biệt. Nơi nầy có câu:
Lục thập lục, Diêm La đại vương thỉnh nhật nhục
六十六, 阎罗大王请吃肉
(66 tuổi, Diêm La đại vương mời ăn thịt)
          Cho nên, người Ninh Ba bất luận nam nữ, đến 66 tuổi đều có tập tục “quá khuyết” 过缺. Gọi là “quá khuyết” tức nói người đến 66 tuổi phải gặp một “khuyết khẩu” 缺口, cũng tức là cửa ải, qua được cửa ải này sẽ bình an. “Quá khuyết” chính là qua sinh nhật 66 tuổi, hoạt động mừng thọ do con gái phụ trách. Căn cứ theo tập quán ăn uống của cha mẹ, con gái sẽ chọn mua thịt heo, sau đó rửa sạch xắt thành 66 miếng. Khi xắt thịt, phải tính toán kĩ, thừa một miếng không được, thiếu một miếng cũng không được. Khi nấu, phải theo khẩu vị của cha mẹ, chuyên tâm chế biến. Đồng thời cũng dâng một bát xôi, bát đựng xôi phải dùng “bát mẻ”. Nếu trong nhà không có, phải lấy một bát mới sang hàng xóm đổi lấy. Khi dâng xôi phải đặt lên 3 cọng hành tươi, hành phải còn rễ. Trên bát xôi còn có một “long đầu khảo” 龙头烤 (tức cá đầu rồng khô). Hành có rễ biểu thị sinh mệnh lực hưng vượng; “long đầu khảo” tượng trưng gậy đầu rồng, theo truyền thuyết, gậy đầu rồng do hoàng đế Càn Long lúc tuổi cao dùng. Thịt và xôi trong “tân bồng lam” 宾蓬篮 (giỏ tân bồng) đưa đến nhà cha mẹ, thời gian là vào buổi trưa trước sinh nhật 3 ngày. Giỏ phải từ cửa sổ đưa vào, không được đi vào cửa chính. Sau khi đợi cha mẹ nhận lấy, người con gái mới có thể vào nhà, sau đó rửa sạch tay chân, thắp hương đốt nến, hướng đến ông Táo cầu khấn:
Xin cho cha (mẹ) ăn qua được 66 miếng thịt, chân tay cứng cáp, mạnh khoẻ, sống lâu trăm tuổi.
Nếu cha mẹ ăn chay, dùng lúa mạch xay thành bột làm thành 66 miếng thay thế. Hiện nay có thể dùng 66 đồng, 666 đồng nhân dân tệ thay cho thịt heo để tổ chức “quá khuyết” cho cha mẹ. Tại Hồ Châu 湖州 Triết Giang 浙江 cũng có tập tục mừng thọ tương tự.
Tại Giang Tây 江西, tiệc mừng thọ nhìn chung từ 50 tuổi trở lên bắt đầu tổ chức. Vùng Phong Thành 丰城 lưu truyền câu dân dao:
Tam thập vô nhân hiểu, tứ thập vô nhân tri, ngũ thập tố nhất tố, lục thập bài yến tịch, thất thập đại khánh hạ, bát thập vô tiêu tức, cửu thập, bách tuế đại hạ hỉ.
三十无人晓, 四十无人知, 五十做一做, 六十摆宴席, 七十大庆贺, 八十无消息, 九十, 百岁大贺喜.
(30 tuổi không ai biết, 40 tuổi chẳng ai hay, 50 tuổi làm một tiệc, 60 tuổi bày yến tiệc, 70 tuổi lễ chúc mừng, 80 tuổi không tin tức, 90, 100  tuổi đại chúc mừng)
Các nơi khác ở Giang Tây đại để cũng như vậy. Con người khi đến 30, 40 tuổi, trên có người già, dưới có trẻ nhỏ, tổ chức mừng thọ cho người già, vì trẻ con mà bận rộn, nên sinh nhật của bản thân mình chỉ làm qua loa, không ai biết. Đến 50 tuổi, con cái cũng đã lớn, sinh nhật có thể “tố nhất tố”. Đến 60 tuổi, đủ hoa giáp, đã là “lão nhân” theo ý nghĩa thông thường, nhân đó mà bày yến tiệc. Dân gian vùng Giang Tây mừng thọ, theo tập tục, “tố cửu bất tố thập” 做九不做十 (làm 9 chứ không làm 10). Như sinh nhật 60 tuổi, thì tổ chức lúc 59 tuổi, lấy ý nghĩa tốt đẹp “thiên trường địa cửu” 天长地久. Vùng Giang Tây khi mừng thọ còn một tập tục nữa, không tổ chức 80 đại thọ. Truyền thuyết dân gian kể rằng: thời xưa, có một người tổ chức đại thọ 80 tuổi, nhà gặp phải hoả tai, lại bị cướp, thọ tinh bị đánh gần chết, cho nên nói tổ chức lúc 80 tuổi là không tốt. Những nơi như Ba Dương 波阳, Phong Thành 丰城 ở Giang Tây, trẻ con bị đánh gọi là “tố bát thập tuế” 做八十岁, ‘quá bát thập” 过八十; điều này có liên quan với truyền thuyết.
          Tập tục tiệc mừng thọ ở Giang Tây, đại để cũng tương tự với những nơi khác, thực phẩm trong lễ mừng thọ có thọ bỉnh 寿饼 (bánh), thọ nhục 寿肉 (thịt), thọ miến 寿面 (mì), thọ cao 寿糕 (bánh), thọ đào 寿桃 (trái đào). Ngụ ý của lễ mừng thọ rất dễ dàng thấy được. “cao” trong “thọ cao” hài âm với chữ (cao), biểu thị thọ tinh đức cao vọng trọng; “đào” trong “thọ đào”  hài âm với chữ (đào) ý nghĩa là thọ tinh lúc về già hạnh phúc, vui vẻ trong lòng, đồng thời mượn ví “bàn đào thịnh hội, thọ như Vương Mẫu” 蟠桃盛会, 寿如王母. Người đến chúc thọ có bà con bạn bè, hàng xóm, nhìn chung họ đều mang theo lễ vật, nhưng lễ phẩm chủ yếu là do nhà con rể tặng. Sau nghi thức bái thọ, mọi người bắt đầu vào tiệc, uống “thọ tửu”. Sau buổi tiệc, chủ nhân còn phân phát bánh cho khách và bạn bè hàng xóm.

                                                                     Huỳnh Chương Hưng
                                                                    Quy Nhơn 17/7/2015

Nguyên tác Trung văn
NHÂN ĐỊA NHI DỊ ĐÍCH THỌ ĐẢN THỰC TỤC
因地而异的寿诞食俗
Trong quyển
TRUNG QUỐC DÂN TỤC VĂN HOÁ
ẨM THỰC
中国民俗文化
饮食
Chủ biên: Chu Ưng (朱鹰)
Trung Quốc xã hội xuất bản xã, năm 2005
Previous Post Next Post