Dịch thuật: Truyền thuyết về cây lúa ở huyện Vũ Nghĩa tỉnh Triết Giang

TRUYỀN THUYẾT VỀ CÂY LÚA
Ở HUYỆN VŨ NGHĨA TỈNH TRIẾT GIANG

          Truyền thuyết kể răng: lúa chỉ có ở trên trời, dưới trần gian chỉ trồng loại lô tắc 芦稷 (*) và túc (**), làm sao bây giờ? Chuột và chim sẽ bảo nhau, cả hai cùng đi lên trời lấy trộm.
          Hạt thóc ở trên trời do một vị La Hán bụng to coi giữ. Vị La Hán này đề phòng rất cẩn thận sợ bị cướp, ngay cả kho thóc cũng không bỏ thóc vào mà đựng trong bao bố, cả ngày ngồi lên trên, vừa làm ghế vừa có thể canh giữ. Vị La Hán không nghĩ rằng, chuột có bản lĩnh ăn trộm, nó có thể đục tường khoét vách thế thì bao bố kia có là gì.  Một đêm nọ, nhân lúc vị La Hán bụng to ngủ thiếp đi, chuột liền lẻn vào ra sức cắn. Bao bố bị cắn thủng một lỗ, thóc từ trong bao bố chảy ra, chim sẽ bay đến ngậm thóc bay đi, rải từng hạt từng hạt xuống cánh đồng. Do bởi chuột và chim sẽ có công lấy trộm thóc nên về sau mỗi khi lúa chín, chúng được ra ruộng nếm đầu tiên (1).

Chú của nguyên tác
1- Trung Quốc dân gian văn học tập thành . Triết Giang tỉnh . Vũ Nghĩa huyện cố sự quyển 中国民间文学集成 . 浙江省 . 武义县故事卷, bản tư liệu, 1986.
Chú của người dịch
*- Lô tắc芦稷: là một loại biến chủng của cao lương, cũng gọi là “lô túc” 芦粟.
          Nguồn http://baike.baidu.com/view/4660005.htm 
**- Túc :
Hán Việt tự điển của Thiều Chửu giải thích là: “Thóc lúa, lúa tẻ gọi là túc.”
Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng của Nguyễn Tôn Nhan ghi rằng:
“Túc: lúa tẻ, gạo”.

                                                                 Huỳnh Chương Hưng
                                                                 Quy Nhơn 13/12/2014

Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
TRUNG QUỐC ĐIỂU TÍN NGƯỠNG
中国鸟信仰
Tác giả: Trần Cần Kiến 陈勤建
Học Uyển xuất bản xã, 2003
Previous Post Next Post