Dịch thuật: Sự kì thị giới tính nhìn từ những chữ thuộc bộ "Nữ"


SỰ KÌ THỊ GIỚI TÍNH
 NHÌN TỪ NHỮNG CHỮ THUỘC BỘ “NỮ”

          Tự hình chữ Hán hàm chứa đồng thời truyền đạt những tin tức văn hoá phong phú. Nó không chỉ là phù hiệu ngôn ngữ viết mà còn là vật dẫn trọng yếu về văn hoá của dân tộc Trung Hoa. Như trong lời “Tựa” của quyển Giản minh thực dụng Hán tự học 简明实用汉字学, Lí Đại Toại 李大遂 đã viết:
Chữ Hán có thể phản ánh nét đặc sắc của văn hoá Trung Quốc
          Đúng như vậy, từ kết cấu tạo chữ của một vài chữ Hán có thể nhìn thấy dấu vết của sự kì thị về giới tính trong ngôn ngữ, thể hiện sự trọng nam khinh nữ, ví dụ như bộ “nữ” .
          Chữ “nữ” lúc ban đầu được tạo ra đã biểu hiện sự kì thị đối với nữ tính. Chữ “nữ” trong giáp cốt văn giống một người đang quỳ, mặt hướng về bên trái, thân trên thẳng, hai tay giao nhau trước ngực. Chữ “nữ” ở tiểu triện giống một người đang co chân khép áo để lạy. Khương Lượng Phu 姜亮夫 khi bàn về sự khác biệt giữa nam và nữ trong giáp cốt văn và kim văn đã chỉ ra rằng, phàm chữ (đại), chữ (nhân), phần chân đều viết thẳng, còn chữ (nữ), chữ (mẫu), chữ (thê), những chữ biểu thị nữ tính, phần dưới đều viết cong, đó là quy luật lúc bấy giờ. Giáp cốt văn sản sinh vào thời Ân Thương, chữ tượng hình đã nói rõ, vào thời Ân Thương phụ nữ Trung Quốc sớm đã ở vào địa vị bị áp bức và bị thống trị. Trong Bạch Hổ Thông 白虎通Thích danh 释名 đối với chữ “nữ” đều giải thích:
Nữ giả, như dã.
女者, 如也.
(Nữ là như)
          Thuyết văn 说文 ghi rằng:
Như, tùng tuỳ dã.
, 从随也
(Như là theo, đi theo)
Tức mang ý nghĩa “tùng sự” “phục tùng”. Nữ nhân, làm những việc mang tính chất lao động trong nhà và phục tùng sự sai bảo của gia chủ, thuận tùng là bổn phận của họ. Thời cổ, chữ “nữ” và chữ “nô” không chỉ âm đọc giống nhau mà ý nghĩa cũng tương đồng, vốn là một chữ, chỉ có điều có lúc thêm cánh tay (chỉ chữ trong chữ ), để dẫn dắt người nữ mà thôi. Lúc bấy giờ, con gái chưa xuất giá gọi là “tử” , sau khi xuất giá mới gọi là “nữ” hoặc “nô”. Trong Huấn hỗ giản luận 训诂简论, Lục Tông Đạt 陆宗达 cũng đã nói rằng:
          Trong xã hội thị tộc, việc xử trí nam nữ của kẻ địch bị thua trận có khác nhau: nam thì bị giết chết, nữ thì bị đưa vào trong tộc xem như người vợ, thực chất là nô lệ.
          Thuyết văn  giải thích chữ (phu) rằng:
Phu, trượng phu dã
, 丈夫也.
          “Phu” là từ để gọi người con trai đến tuổi thành nhân. Trẻ con thì thả tóc, khi đã thành nhân thì vấn tóc lên, cho nên thành nhân phải cài trâm; còn chữ “đại”, đó là tượng hình thành nhân. “Phu” “đại” 2 chữ thời cổ tương thông. Nam tử, đối với vợ mà nói, gọi là “phu”, đối với con mà nói, gọi là “đại”. Hình dạng chữ “phu” giống chữ “đại” , thấy thong dong tự đắc, so với chữ “nữ” (hình dạng co chân khép áo để lạy) hình thành nên sự đối chiếu rất rõ ràng; và nghĩa của chữ “đại” đối lập với nghĩa nhu nhược nhỏ mọn của chữ “nữ” . Do đó, địa vị chủ đạo xã hội của nam tính và địa vị xã hội ti tiện thấp kém của nữ tính rất là dễ thấy. Dưới đây sẽ nói rõ thêm từ 2 phương diện này.
                                                                                            (còn tiếp)

                                                                      Huỳnh Chương Hưng
                                                                     Quy Nhơn 24/12/2012
Previous Post Next Post