“TRƯỜNG SINH ĐIỆN”
TÁC PHẨM KINH ĐIỂN VỀ TÌNH YÊU CỦA ĐẾ VƯƠNG
“Trường Sinh điện” 长生殿 là kịch bản của Hồng Thăng 洪昇, kịch tác gia cuối đời Minh đầu đời Thanh, đề tài lấy từ “Trường hận ca” 长恨歌của Bạch Cư Dị 白居易, thi nhân đời Đường và “Ngô đồng vũ” 梧桐雨 của Bạch Phác 白朴, kịch tác gia đời Nguyên, kể về câu chuyện tình yêu của Đường Huyền Tông 唐玄宗 với Dương Ngọc Hoàn 杨玉环, nhưng đã phát huy trên đề tài gốc, vừa tăng thêm nội dung về phương diện xã hội và chính trị đương thời, lại cải tạo và bổ sung câu chuyện tình yêu.
Đáng thương “Trường sinh điện” chỉ diễn trong một đêm
Hồng
Thăng 洪昇 (năm
1645 – năm 1704), tự Phưởng Tư 昉思, hiệu Bại Huề 稗畦. Ông sinh ra trong một gia đình sĩ đại phu giàu có ở
Hàng Châu 杭州, nhận được sự giáo dục văn hoá tốt đẹp. Năm 24 tuổi,
ông đến học tại Quốc tử giám ở kinh đô, mong có được công danh, nhưng chưa được
như nguyện, sau một năm bèn trở về Hàng Châu. Chẳng bao lâu, do bởi người khác
khiêu khích để li gián, mối quan hệ giữa Hồng Thăng với cha mẹ trở nên xấu đi,
cuối cùng không thể không đưa vợ con chia tách với cha mẹ. Nhưng sự tình vẫn
chưa đến hồi kết thúc, sự phẫn nộ của gia trưởng chỉ có tăng mà không có giảm,
không có cách nào, Hồng Thăng đành trốn khỏi Hàng Châu, một lần nữa đến Bắc
Kinh 北京, mang trong lòng sự tình đau khổ, ở đến 17 năm, trong
khoảng thời gian đó nhiều lần thi cũng không đậu.
Những
ngày tháng sống nơi đất khách kinh thành, mất đi sự tiếp tế của cha mẹ, cuộc sống
của Hồng Thăng vô cùng khó khăn, thậm chí không thể không dựa vào bán văn để
mưu sinh. Trong bài thơ “Chí Nhật lâu vọng đáp Ngô Trà Phù” 至日楼望答吴搽符của ông khi nói đến thời gian này đã viết:
Phụ quách điền trù vô nhị khoảnh
Bần cư thê tử thực tam thiên
负郭田畴无二顷
贫居妻子实三迁
(Ruộng tốt hai khoảnh cũng không có
Nghèo khổ sống nhờ vợ con thực đã ba lần dời chỗ ở)
có thể thấy sự nghèo khổ của ông lúc bấy giờ.
Trong
cuộc sống nghèo khổ, ông thường qua lại với các văn sĩ ở Bắc Kinh, sáng tác rất
nhiều thi từ phú khúc, “Trường Sinh điện” được sáng tác trong lúc này.
Thượng
tuần tháng 8 năm Khang Hi 康煕 thứ 28 (năm 1689),
Hồng Thăng mời một ban hát đến nhà diễn vở “Trường Sinh điện”, rất nhiều
danh nhân trong thành đến xem. Lúc bấy giờ chính là khoảng thời gian để tang Hiếu
Ý hoàng hậu 孝懿皇后, sinh mẫu của Khang Hi, có người báo với Khang Hi,
nói rằng trong thời gian để tang mà diễn xướng “Trường Sinh điện” đó là
hành vi “đại bất kính”. Đương thời tại kinh thành truyền tụng câu thơ:
Khả liên nhất dạ Trường Sinh điện
Đoạn tống công danh đáo bạc đầu
可怜一夜长生殿
断送功名到白头
(Đáng thương “Trường Sinh điện” chỉ diễn trong một
đêm,
Mà đường công danh đứt đoạn cho đến lúc bạc đầu)
Hồng
Thăng đột nhiên gặp nạn, tại kinh thành bị mọi người xa lánh, bất đắc dĩ phải
trở về quê hương. Nhưng “Trường Sinh điện” không vì đó mà gặp tai ương,
mà nó càng diễn càng hấp dẫn, trong thành Bắc Kinh dường như nhà nhà đều biết
hát một đoạn trong đó, trong đó có một đoạn được các loại kịch chủng hí kịch cải
biên, vở Kinh kịch “Quý Phi tuý tửu” 贵妃醉酒của Mai Lan Phương 梅兰芳cũng được cải biên
từ “Trường Sinh điện”.
Năm Khang Hi thứ 43 (năm 1704), Giang Ninh Chức tạo Tào Dần 江宁织造曹寅 tại Nam Kinh 南京sắp xếp diễn cho diễn trọn vở “Trường Sinh điện”, Hồng Thăng được mời đến xem. Theo ghi chép, tại Tào phủ vở “Trường Sinh điện” diễn liên tiếp đến ba ngày mới diễn hết, có hiệu quả chấn động. Sau lần đó, Hồng Thăng từ Nam Kinh đi thuyền về nhà, lúc qua Ô Trấn 乌镇không may do vì say rượu trợt chân té xuống nước mà mất. …. (còn tiếp)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 17/3/ 2025
Nguyên tác Trung văn
ĐẾ VƯƠNG ÁI TÌNH KINH ĐIỂN TÁC
“TRƯỜNG SINH ĐIỆN”
帝王爱情經典作
“长生殿”
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất
bản xã, 2012, tái bản 2019