TRƯỜNG THÀNH TỰ HOẠI
长城自坏
Giải thích: Chỉ việc sát hại tướng sĩ bảo vệ
biên cương
Xuất xứ: Đường . Lí Diên Thọ 李延寿: Nam sử – Đàn Đạo Tế truyện 南史 - 檀道济传
Đàn Đạo Tế 檀道济là danh tướng nhà Tống thời Nam Đường. Thời Tống Văn Đế 宋文帝, Đàn Đạo Tế xuất binh tác chiến
với Bắc Nguỵ, đánh liền một lúc hơn 30 trận. Ông đánh một trận, thắng một trận.
Từ đó, uy danh của ông chấn động cả Bắc Nguỵ. Sau khi Đàn Đạo Tế ban sư, tấn
phong Tư Không 司空,
trấn thủ Tầm Dương 寻阳 (nay là Cửu Giang 九江Giang Tây 江西), quyền lực ông nắm giữ rất lớn. Nhân đó mà triều đình đối
với ông vô cùng lo sợ nghi kị. Một số đại thần trong triều thường nói những lời
không hay về ông. Đương thời, Tống Văn Đế nhiều năm đau bệnh. Anh em Tống Văn Đế
là Bành Thành Vương Lưu Nghĩa Khang 彭城王刘义康sợ Tống Văn Đế đột ngột qua đời, không có ai có thể chế phục
Đàn Đạo Tế, nên luôn tìm cơ hội để trừ khử ông.
Một
năm nọ, Tống Văn Đế bệnh nặng, Lưu Nghĩa Khang bèn mượn cớ quân Bắc Nguỵ muốn xâm
nhập nên đã triệu Đàn Đạo Tế đến triều đình thương nghị đối sách. Đàn Đạo tế vừa
đến kinh thành, liền bị bắt tống giam vào ngục. Lưu Nghĩa Khánh lại hạ lệnh bắt
con và đại tướng tâm phúc của Đàn Đạo Tế, luôn cả Đàn Đạo Tế tổng cộng là 8 người,
tất cả đều bị giết chết.
Lúc
Đàn Đạo tế bị bắt, lửa giận bốc lên, mở to đôi mắt, tháo khăn vấn đầu ném xuống
đất, lớn tiếng nói rằng:
-Các
ngươi làm như thế, chính là đã tự huỷ hoại vạn lí trường thành của các ngươi (trường
thành tự hoại 长城自坏).
Bắc
Nguỵ nghe tin Đàn Đạo Tế đã bị giết, vô cùng vui mừng nói rằng:
-Đàn
Đạo Tế chết đi, những người khác còn lại không đáng sợ.
Một
lần nọ, quân Bắc Nguỵ luôn đánh đến vùng phụ cận kinh thành, Tống Văn Đế lên thành
tường của Thạch Đầu thành 石头城 (nay là Nam Kinh 南京 Giang Tô 江苏), nhìn thấy cờ xí của quân địch, trong lòng lo sợ, thở dài
hối hận nói rằng:
-Nếu Đàn Đạo Tế còn sống, quân địch làm sao có thể điên cuồng ngang ngược đến nước này.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 31/7/2024
Nguyên tác Trung văn
TRƯỜNG
THÀNH TỰ HOẠI
长城自坏
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại văn nghệ xuất bản xã, 2004