Dịch thuật: Đổi hình khuê nữ ra hình Yên chi (1068) (Nhị độ mai)

 

ĐỔI HÌNH KHUÊ NỮ RA HÌNH YÊN CHI (1068)

          Yên chi 阏氏: Là xưng hiệu “thê” hoặc “thiếp” của người Hung nô, ý nghĩa gần như “phu nhân” 夫人. “thái thái” 太太, lão bà’ 老婆, “nội đương” 内当trong Hán văn. Thời kì đế quốc Hung nô, giai cấp thống trị Hung nô thực hành chế độ “nhất phu đa thê”. Từ đời Đường trở đi, giới học giả Trung Quốc từng ngộ nhận cho rằng xưng hiệu phối ngẫu của vị quân chủ Hung nô giống như “Vương hậu” 王后, “Hoàng hậu” 皇后của Trung nguyên.

          Từ “Yên chi” 阏氏xuất hiện sớm nhất ở Sử kí – Hung nô liệt truyện 史记 - 匈奴列传của Tư Mã Thiên 司马迁.

          Sớm nhất đem “yên chi” 阏氏có mối quan hệ với “yên chi” 胭脂 (loại son dùng trong trang điểm) là của Tập Tạc Xỉ 习凿齿 - sử học gia thời Đông Tấn. Ông chỉ ra rằng từ “yên chi” 阏氏 nguyên là “yên chi hoa” 胭脂花, tức “hồng hoa” 红花. Người Hung Nô cho người con gái xinh đẹp khả ái như yên chi, do đó mà có tên. Ngoài ra, tại vùng núi Yên Chi 焉支khu vực Hà Tây 河西của Hung nô có loại hoa hồng, chất nước của của hoa có thể dùng làm son trang điểm để làm đẹp. Phụ nữ quý tộc trung nguyên đương niên truy cầu “yên chi” 阏氏 Hung nô, khả năng có tập quán dùng yên chi để trang điểm trên mặt. Ngoài ra, giới học giả Trung Quốc còn lưu hành thuyết “yên chi” 阏氏tức hoàng hậu Hung nô.

          Hung nô thực hành chế độ “nhất phu đa thê”, người Hung nô gọi thê, thiếp là “yên chi” 阏氏, gọi mẫu thân là “Mẫu yên chi” 母阏氏. Chính thê của Thiền vu Hung nô gọi là “Chuyên Cừ yên chi” 颛渠阏氏, tương đương với “Vương hậu” 王后. Người đứng đầu phi tần gọi là “Đại yên chi”大阏氏, tương đương với “Nguyên phi” 元妃.

https://zh.wikipedia.org/zh-hans/%E9%98%8F%E6%B0%8F

Lông cài trên mũ một đôi

Đổi hình khuê nữ ra hình Yên chi

(Nhị độ mai 1067 - 1068)

                                                                   Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 06/9/2023

Previous Post Next Post