Dịch thuật: Đi với chữ "cửu" 九 không phải với chữ "hoàn" 丸

 

ĐI VỚI CHỮ “CỬU” KHÔNG PHẢI VỚI CHỮ “HOÀN”

Bàn về chữ “nhiễm”

          Chữ (nhiễm) tức nhuộm là chữ thường dùng, nhưng người viết sai thì không ít. Ngay cả trên bảng hiệu “染坊” (nhiễm phường) của một số tiệm cũng có viết sai. Sai ở chữ (nhiễm) cứ cho thêm một chấm, cho thêm một chấm thì chữ (cửu) trong chữ (nhiễm) biến thành chữ (hoàn). Cho nên có người nói đùa, “nhiễm phường lí thị bất mại hoàn dược đích” 染坊里是不卖丸药的 (trong tiệm nhuộm không bán thuốc viên), chính là nói đến chữ (nhiễm) đi với chữ (cửu) mà không phải với chữ (hoàn). Tìm hiểu nguyên nhân, có thể là do không hiểu được quá trình tạo chữ của chữ (nhiễm). Về chữ (nhiễm), có thuyết cho là loại chữ hình thanh, (thuỷ) bên cạnh là ý phù, (tạp) là thanh phù, nhưng trong Thuyết văn giải tự 说文解字 cho rằng đó là chữ hội ý. Gọi là hội ý, chính là từ kết cấu tự hình của cả hai thành phần trở lên, người ta xem qua mà đoán được ý của nó. (nhiễm) quả thực là chữ hội ý, nó do 3 bộ phận tổ thành là(thuỷ), (cửu), (mộc). Có (thuỷ) là nhân vì nhuộm thì phải cần nước, không có nước thì không thể nhuộm; (cửu) là biểu thị nhiều lần. Nhân vì quá trình nhuộm không phải chỉ một lần là hoàn thành, phải nhuộm đi nhuộm lại mấy lần mới được. Như dùng cỏ thiến làm thuốc nhuộm, ngâm lần đầu được sắc vàng cực nhạt, ngâm lần thứ hai được sắc vàng nhạt, ngâm lần thứ ba được sắc đỏ nhạt, ngâm lần thứ tư mới được sắc đỏ (1). Có người nói, (cửu) trong (nhiễm) là chỉ quá trình nhuộm, trước tiên nhuộm mấy lần, sau đó lại nhuộm đi nhuộm lại, rốt cuộc mấy lần cũng không phải là cách suy nghĩa khi tạo chữ. (nhiễm) tại sao lại có (mộc)? Thời cổ không có thuộc nhuộm hoá học như hiện nay, thời cổ khi nhuộm đa phần dựa vào cây cỏ tự nhiên lấy làm thuốc nhuộm. Trong Thuyết văn 说文 có nói:

“Nhiễm” tự trung đích “mộc”, chi thiến chi thuộc.

字中的木栀茜之属

(“Mộc” trong chữ “nhiễm” ấy là chỉ những loại thuộc cây chi cỏ thiến)

          Sự thực là như thế, quả của cây chi có thể dùng làm thuốc nhuộm, hoa của cỏ thiến cũng có thể dùng làm thuốc nhuộm. Vào thời cổ, tại Lạc Dương 洛阳 có “Chi Thiến viên” 栀茜园là nơi chuyên trồng cây chi và cỏ thiến, nhưng thuốc nhuộm có được e là không phải dành cho bách tính. Bách tính nhuộm quần áo, đa số là sắc đen, có thể dùng vỏ trái cây lịch để nhuộm đen, có thể dùng lá cây ô cữu 乌臼để nhuộm đen. Trong Tề dân yếu thuật 齐民要术có nói, trái lịch tức “tạo đấu” 皂斗, loại này vào những năm mùa màng kém có thể dùng làm thức ăn, những năm mùa màng dư dả có thể cho heo ăn, vỏ “tạo đấu” sắc nước có thể nhuộm đen. Lá cây ô cữu tương đối mỏng, có màu xanh nhạt, cũng có thể dùng để nhuộm đen. Ngoài ra, “niết” (phèn có sắc đen) cũng có thể nhuộm đen, nhưng loại này không phải thực vật. Còn như “hồng hoa” 红花nhuộm đỏ, “bản lam căn” 板蓝根nhuộm màu trà lam, “tử thảo” 紫草nhuộm tía, “lục thảo” 菉草nhuộm vàng, những điều này có thể thấy trong sách Thiên công khai vật天工开物. Lịch sử in nhuộm của Trung Quốc tương đối sớm, sự phát triển của nó cùng với sự phát triển của sản phẩm tơ lụa có liên quan. Cho nên trong Thuyết văn 说文 khi giải thích chữ (nhiễm) có nói:

Dĩ tăng nhiễm sắc (3)

以缯染色

(Đem vải vóc tơ lụa nhuộm màu)

          “Tăng” là các loại vải vóc nói chung, “dĩ tăng nhiễm sắc” chính là đem vải vóc tơ lụa nhuộm màu. Sản phẩm tơ lụa Trung Quốc xuất hiện rất sớm, nhuộm màu có thể nói tương ứng với sự phát triển đó. Trong Chu lễ 周礼có nói thời cổ có “nhiễm nhân” 染人, là vị quan chuyên nhuộm vải vóc tơ lụa. Trong Chu lễ - Địa quan – Tư đồ 周礼 - 地官 - 司徒còn nói đến “mao , sưu , thác lô 橐芦, thỉ thủ 豕首, tử kinh” 紫荆 (4) đều có thể nhuộm màu, cũng nói rõ Trung Quốc từ rất sớm đã tích luỹ được kinh nghiệm in nhuộm quý báu.  

          (nhiễm) vốn là từ trung tính, trong Mặc Tử - Sở nhiễm 墨子 - 所染 có câu có thể chứng minh:

Nhiễm vu thương tắc thương, nhiễm vu hoàng tắc hoàng

染于苍则苍, 染于黄则黄

(Tơ trắng nhuộm trong sắc lam sẽ có màu lam, nhuộm trong sắc vàng sẽ có màu vàng)

Nhưng về sau từ “nhiễm” đa phần có  nghĩa chê bai, mang ý nghĩa “dơ bẩn”. Như các từ “triêm nhiễm” 沾染, “truyền nhiễm” 传染, “cảm nhiễm” 感染, “tập nhiễm” 习染 v.v… đều có nghĩa không tốt, không hay. Trong Phật giáo cho rằng mỗi cá nhân từ “nhiễm” đến “tịnh” là một quá trình giác ngộ nhân sinh, chữ “nhiễm”đó cũng là biếm nghĩa.

Chú của nguyên tác

1- Hoàng Năng Phức 黄能馥: Ấn nhiễm sử thoại 印染史话, trang 14.

2- Theo Sử kí – Hoá thực liệt truyện 史记 - 货殖列传 có câu:

Chi thiến thiên thạch, dữ Thiên hộ hầu đẳng.

栀茜千石, 与千户侯等

(Có ngàn thạch chi thiến, cũng ngang bằng với Thiên hộ hầu)

Ý nói trồng cây chi cỏ thiến có được lợi nhiều.

3- Thuyết văn giải tự: 说文解字: Thập nhất thiên Thuỷ bộ 十一篇水部. Trung Hoa thư cục ảnh ấn.

4- Lâm Doãn 林尹: Chu lễ kim chú kim dịch – Địa quan Tư đồ 周礼今注今译 - 地官司徒: “Chưởng nhiễm thảo” 掌染草Trịnh chú 郑注. Thư mục văn hiến xuất bản xã.

                                                          Huỳnh Chương Hưng

                                                          Quy Nhơn 29/12/2022

Nguyên tác Trung văn

TÙNG “CỬU” BẤT TÙNG “HOÀN”

ĐÀM “NHIỄM

从九不从丸

 

Trong quyển

HÁN TỰ THẬP THÚ

汉字拾趣

Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)

Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998

Previous Post Next Post