Dịch thuật: Quán Âm Bồ Tát vì sao trên miệng có râu (Quán Âm tiểu bách khoa)

 

QUÁN ÂM BỒ TÁT VÌ SAO TRÊN MIỆNG CÓ RÂU 

          Liên Hoa Thủ Bồ Tát 莲华手菩萨 của Ấn Độ hoặc Quán Âm 观音ở bích hoạ Đôn Hoàng 敦煌thường có hình dạng với trang phục trang nghiêm, trên miệng có hai vệt râu, nhưng Quán Âm Bồ Tát  观音菩萨của Trung Quốc thời Minh Thanh đa phần là hình tượng nữ tính ôn nhu thanh lệ. Rốt cuộc Quán Âm là nam hay là nữ? Chúng  ta có thể từ hai phương diện là kinh điển Phật giáo và sự phát triển văn hoá để tìm hiểu.

Giới tính Quán Âm trong kinh điển nguyên thuỷ

          Trong Phạn văn cổ, Quán Âm nguyên danh là Avalokitesvara là danh từ nam tính. Còn trong kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ, cũng có một dạo gọi Quán Âm là “Dũng mãnh trượng phu” 勇猛丈夫hoặc “Thiện nam tử” 善男子.

          Trong Hoa Nghiêm kinh 华严经, Thiện Tài đồng tử 善才童子từng tham bái 53 vị thiện tri thức, khi đến Phổ Đà Lạc Già sơn 普陀洛迦山tham bái Quán Âm có ghi chép rằng:

          Kiến nham thạch lâm trung kim cang thạch thượng, hữu Dũng mãnh trượng phu Quán Tự Tại, dữ chư đại Bồ Tát vi nhiễu thuyết pháp.

          见岩石林中金刚石上, 有勇猛丈夫观自在, 与诸大菩萨围绕说法.

          (Thấy trên kim cang thạch ở trong rừng trên nham thạch có Dũng mãnh trượng phu Quán Tự Tại đang cùng chư đại Bồ Tát vây quanh thuyết pháp.

          Trong Bi Hoa kinh 悲华经có nhắc đến Quán Âm khi là vương tử của Chuyển Luân Thánh Vương 转轮圣王:

          Thiện nam tử, kim đương tự nhữ, vi Quán Thế Âm. Nhữ hành Bồ Tát đạo thời, dĩ hữu bách thiên ức na do tha chúng sinh, đắc li khổ não.

          善男子, 今当字汝为观世音. 汝行菩萨道时, 已有百千亿那由他众生, 得离苦恼.

          (Này Thiện nam tử, nay đặt tên tự cho thiện nam tử là Quán Thế Âm. Lúc Thiện nam tử hành Bồ Tát đạo đã có vô số bách thiên ức chúng sinh, rời  được khổ não)

          Trong Thập diện thần chú tâm kinh 十面神咒心经, Thích Ca Mâu Ni Phật 释迦牟尼佛 cũng tán thán thần chú Quán Tự Tại Bồ Tát 观自在菩萨, nói rằng:

          Thiện tai Thiện nam tử, nhữ vị nhất thiết hữu tình khởi như thử đại từ bi ý, dục khai thử đại thần chú …..

          善哉善男子, 汝为一切有情起如此大慈悲意, 欲开此大神咒.

          (Lành thay Thiện nam tử, ông vì hết thảy vật hữu tình mà khởi ý đại từ bi như thế, muốn khai mở đại thần chú này ….

          Từ đó có thể thấy, nguyên hình của Quán Âm Bồ Tát là thần cách nam tính.

Giới tính Quán Âm tuỳ cơ hoá hiện

          Nhưng trong Pháp Hoa kinh – Phổ Môn phẩm 法华经 - 普门品cùng trong Lăng Nghiêm kinh 楞严经 đều nói đến Quán Âm có nguyện lực 32 hoặc 33 biến hoá thân. Trong số những biến hoá thân này, có nữ thân, như trong Đại Phật Đính Thủ Lăng Nghiêm kinh 大佛顶首楞严经 có nói:

          Quán  Thế Âm tôn giả tự (*) Phật ngôn, nhược hữu nữ nhân hiếu học xuất gia, ngã vu bỉ tiền thị (hiện) tì kheo ni thân, nữ vương thân, quốc vương phu nhân thân, mệnh phụ thân, đại gia đồng nữ thân, nhi vi thuyết pháp.

观世音尊者自 (*) 佛言, 若有女人好学出家, 我于彼前是 () 比丘尼身, 女王身, 国王夫人身, 命妇身, 大家童女身, 而为说法.

          (Tôn giả Quán Thế Âm bạch cùng Phật rằng: Nếu có nữ nhân ham học xuẩ gia, trước mặt họ con sẽ hiện thân tì kheo ni, thân nữ vương, thân quốc vương phu nhân, thân mệnh phụ, thân đại gia đồng nữ, mà thuyết pháp)

Ở đây cho chúng ta biết, Dũng mãnh trượng phu Quán Thế Âm vì để thuận tiện cho việc hoằng pháp, có thể biến đổi giới tính cùng thân phận các thần. Điển cố này đặt cơ sở hợp pháp “biến tính” cho Quán Âm, nhân đó, từ sau thời Đường Tống, ứng với nhu cầu của tín đồ Trung Quốc đã xuất hiện nhiều Quán Âm nữ tính như Bạch Y Quán Âm 白衣观音, Nam Hải Quán Âm 南海观音 v,v… là điều có thể lí giải được. Ngoài ra như trong Tạng Mật 藏密 có lệ châu của Quán Thế Âm hoá hiện Độ Mẫu 度母 xinh đẹp giúp hoằng pháp, cũng là thị hiện sự biểu hiện nữ tính thần cách.

Tính biệt quan Phật giáo 性别观佛教

          Quán Âm là nam tướng hay nữ tướng, bất luận là kinh điển có nói hoặc tuỳ cơ hoá hiện, đều là phương tiện (1) của Phật pháp. Về phương diện hoằng pháp, Phật kinh dùng các loại phương tiện để thuyết Phật pháp, để chúng sinh có thể hiểu. Nhưng về bản chất của Phật pháp, giới tính của Quán Âm thì không có quan hệ trọng yếu.

          Trong Duy Ma Cật sở thuyết kinh – Quán chúng sinh phẩm 维摩诘所说经 - 观众生品, có một đoạn đối thoại giữa Tịch Do Xá Lợi Phật 藉由舍利佛với Tán hoa thiên nữ 散华天女, điểm minh cách nhìn của Phật giáo đại thừa đối với giới tính nam nữ:

          Nhất thiết chư pháp vô hữu định tướng, phi nam phi nữ, nhất thiết nữ nhân diệc phục như thị, tuy hiện nữ thân nhi phi nữ dã.

          一切诸法无有定相, 非男非女, 一切女人亦复如是, 虽现女身而非女也.

          (Tất cả các pháp không có định tướng, không phải nam, không phải nữ, hết thảy nữ nhân cũng như thế, tuy hiện ra là nữ thân nhưng không phải là nữ)

          Tại chư pháp bình đẳng và chư pháp giai không, hết thảy “tướng” có được, không phải là nam, không phải là nữ, mà cũng là nam cũng là nữ, giới tính vượt lên trên phàm tục. Nhân gian thế tục đối với giới tính nam nữ có tâm phân biệt, Phật Bồ Tát đại bi không hề có tâm phân biệt, nhân đó mà có thể biến hoá nữ tướng, cũng có thể hiển hiện nam tướng, thậm chí hiển lộ động vật súc tướng, để cứu độ chúng sinh thế gian được khai ngộ.

Chú của nguyên tác

1- Phương tiện 方便: Từ của nhà Phật, chỉ tất cả phương pháp mà thỏa thiện thành tựu sự vật. Như Quán Âm có thể hoá thân nhiều hình tượng thị hiện ở nhân gian, chính là một loại pháp môn phương tiện.

Chú của người dịch

*- Ở đây có lẽ là chữ “bạch” , trong nguyên tác in nhầm là chữ “tự” .

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                               Quy Nhơn 13/11/2022

Nguyên tác Trung văn trong

QUAN ÂM TIỂU BÁCH KHOA

观音小百科

Tác giả: Nhan Tố Tuệ 颜素慧

Trường Sa – Nhạc Lộc thư xã, 2002

Previous Post Next Post