Dịch thuật: Lặc công hề Yên Nhiên thạch (440) (Đặng Trần Côn: Chinh phụ ngâm)

 

LẶC CÔNG HỀ YÊN NHIÊN THẠCH (440)

勒功兮燕然石

Khắc chữ lên đá  núi Yên Nhiên để ghi công 

          Lặc công 勒功: Khắc chữ lên đá để ghi công.     

Yên Nhiên 燕然: Tên một ngọn núi cổ, tức nay là Hàng Ái sơn 杭爱山. Đời Hán Hàng Ái sơn có tên là Yên Nhiên sơn 燕然山, ở phía bắc cao nguyên Mông Cổ, cách Nhạn Môn quan 雁门关 khoảng 1.800 cây số. Bắt đầu từ triều Tần, từ “đại mạc” 大漠 thường xuất hiện trong sử sách. Thời Hán, Hán Vũ Đế 汉武帝 phái Đại tướng Vệ Thanh 卫青đuổi Hung nô đến “mạc bắc”. Sau Hoắc Khứ Bệnh 霍去病 thâm nhập mạc bắc đến Lang Cư Tư sơn 狼居胥山 (sơn mạch Khẳng Đặc 肯特của Mông Cổ). Tháng 6 mùa hạ năm 89 (năm Vĩnh Bình 永平  nguyên niên thời Đông Hán), Đậu Hiến 窦宪, Cảnh Bỉnh 耿秉 đem quân giao chiến với Hung nô ở Kê Lạc sơn 稽落山 (nay là Ngạch Bố Căn sơn 额布根山của Mông Cổ). Bắc Thiền vu đại bại tháo chạy, quân Hán truy kích, giết và bắt sống hơn 13.000 người, Bắc Hung nô trước sau có hơn 20 vạn người quy phụ. Đậu Hiến, Cảnh Bỉnh lên Yên Nhiên sơn (nay là Hàng Ái sơn), khắc thạch ghi công rồi về. Năm 91, Đại tướng quân nhà Đông Hán là Cảnh Quỳ 耿夔, thống lĩnh đại quân triều Hán, một lần nữa xuất kích Hung Nô, đánh bại Bắc Hung nô tại Kim Vi sơn 金微山 (nay là A Nhĩ Thái sơn 阿尔泰山), Bắc Thiền vu đành tháo chạy về hướng tây.

https://baike.baidu.com/item/%E7%87%95%E7%84%B6/3300750

Từ điển cố này, thành ngữ Trung Quốc có câu: "Yên Nhiên lặc công" 燕然勒功.

Câu 440 bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm diễn ca” tương truyền của Đoàn Thị Điểm là:

Non Yên tạc đá đề danh (379)

Bản Chinh phụ ngâm khúc của Vân Bình Tôn Thất Lương, nxb Tân Việt, in năm 1953 là:

ĐỈNH NON KIA, đá đề danh

                                                                            Huỳnh Chương Hưng

                                                                            Quy Nhơn 30/3/2022

Previous Post Next Post