Dịch thuật: Kết cấu của Hán tự - Giả tá

 

KẾT CẤU CỦA HÁN TỰ - GIẢ TÁ 

          Trong Thuyết văn giải tự - Tự 说文解字 - có ghi:

Giả tá giả, bản vô kì tự, y thanh thác sự, lệnh trường thị dã.

假借者, 本无其字, 依声託事, 令长是也

          (Giả tá là loại vốn không có chữ, dựa vào thanh mà gởi việc, như chữ “lệnh” chữ “trường”)

          Ý là, giả tá chính là mượn dùng một chữ đồng âm (hoặc cận âm) để biểu thị sự vật mà không có chữ riêng để biểu thị (hoặc có thể nói là từ), hai chữ (lệnh) và (trường) là chữ giả tá.

          Vào thời đại tạo chữ, sử dụng một số lượng lớn chữ giả tá là điều không thể tránh khỏi, bởi luôn có rất nhiều từ chưa được tạo ra chữ; sau khi hệ thống chữ Hán hình thành, tình hình tuy có cải thiện, nhưng hoàn toàn không, và cũng không thể có sự cải biến căn bản, bởi số lượng từ quá nhiều, nếu cứ mỗi một từ tạo ra một chữ chuyên dụng, thì số lượng chữ sẽ vô cùng nhiều, nhiều đến mức người ta sẽ khó ở trình độ thừa nhận, cho nên sử dụng một số lượng lớn giả tá, vẫn là việc không thể tránh được.

          Trong Hán ngữ có nhiều hư từ, những hư từ này không có ý nghĩa từ vựng, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, nhân đó dùng phương pháp tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh không có cách nào tạo ra chữ cho chúng, chỉ mượn dùng một chữ hiện hữu để biểu đạt. Ví dụ:

          - Chữ (chi) nghĩa gốc là “đáo ..... khứ” ..... (đi đến ...), là động từ, sau mượn dùng làm đại từ nhân xưng ngôi thứ 3, cận chỉ đại từ, kết cấu trợ từ.

          - Chữ (kì) nghĩa gốc là “pha ki” 簸箕 (cái nia), là danh từ, sau mượn dùng làm đại từ nhân xưng ngôi thứ 3, viễn chỉ đại từ, ngữ khí từ.

          - Chữ (nhi) nghĩa gốc là “hổ tử” 胡子 (râu), là danh từ, sau mượn dùng làm đại từ nhân xưng ngôi thứ 2, liên từ.

          - Chữ (nhữ) vốn là tên một con sông ở tỉnh Hà Nam 河南, là danh từ, sau mượn dùng là đại từ nhân xưng ngôi thứ 2.

          - Chữ (ngã) vốn là tên một loại vũ khí, là danh từ, sau mượn dùng là đại từ nhân xưng ngôi thứ 1.

          - Chữ (mạc) nghĩa gốc là “bạng vãn thời phân” 傍晚时分 (lúc sắp tối) là danh từ, sau mượn dùng làm đại từ bất định mang tính phủ định.

          - Chữ (hoặc) nghĩa gốc là “quốc” (nước), là danh từ, sau mượn dùng là đại từ bất định mang tính khẳng định.

          - Chữ (nhiên) nghĩa gốc là “nhiên thiêu” 燃烧 (đốt cháy), sau mượn dùng làm cận chỉ đại từ.

          - Chữ (hà) nghĩa gốc là “bối” (vác) hoặc “giang” (khiêng/ nhấc lên), là động từ, sau mượn dùng làm đại từ nghi vấn.

          - Chữ (dữ) nghĩa gốc là “phó cấp” 付给 (giao cho), là động từ, sau mượn dùng làm giới từ, liên từ, ngữ khí từ.

          Không chỉ hư từ cần giả tá, rất nhiều thực từ cũng cần giả tá. Ví dụ:

          - Chữ (hiệu) nghĩa gốc là hình cụ, đại loại là như cái cùm tay sau này, sau được mượn dùng là chữ (hiệu) trong “học hiệu” 学校 (trường học), “hiệu đối” 校对 (đối chiếu).

          - Chữ (quyền) nghĩa gốc là cây Hoàng hoa 黄桦. Sau mượn dùng làm chữ (quyền) trong “quyền lực” 权力, “quyền nghi chi kế” 权宜之计.

          - Chữ (phiến) nghĩa gốc là động tác xoay mình nhảy lên ngựa, sau mượn dùng làm chữ (phiến) trong “khi phiến” 欺骗 (dối gạt).

          - Chữ (bạo) nghĩa gốc là “sái” (phơi nắng), sau mượn dùng làm chữ (bạo) trong “tàn bạo” 残暴, “bạo liệt” 暴烈 (hung dữ cục cằn).

          - Chữ (thảo) nghĩa gốc là “tạo” trong “tạo giáp” 皂荚 (trái bồ kết), sau mượn dùng làm chữ (thảo) trong “hoa thảo” 花草 (cỏ hoa), “thảo suất” 草率 (qua loa đại khái).

          - Chữ (quản) nghĩa gốc là ống sáo, sau mượn dùng làm chữ (quản) trong “quản lí” 管理.

          - Chữ / (tệ) nghĩa gốc là loại dệt bằng tơ dùng làm lễ vật, sau mượn dùng làm chữ (tệ) trong “hoá tệ” 货币 (tiền tệ).

          - Chữ (hiệt) nghĩa gốc là đầu của con người, sau mượn dùng làm chữ (hiệt) trong “hiệt mã” 页码 (số trang).

          - Chữ (biểu) nghĩa gốc là loại áo da mà phần lông ở phía ngoài, sau mượn dùng làm chữ (biểu) trong “biểu cách” 表格 (bảng biểu).

         - Chữ (cầu) nghĩa gốc là áo da, sau mượn dùng làm chữ (cầu) trong “thỉnh cầu” 请求.

Một chữ được giả tá đồng nghĩa với việc trên cơ sở của nghĩa gốc gia thêm nghĩa giả tá. Nếu nghĩa gốc của nó chưa ngừng sử dụng, thì tất nhiên tạo thành nghĩa gốc, khi tình hình nghĩa giả tá được đồng thời sử dụng thì khó tránh có lúc gây nên sự hỗn loạn. Để khu biệt nghĩa gốc, nghĩa phái sinh và nghĩa giả tá, có lúc người ta sẽ tạo ra một chữ mới cho nghĩa giả tá, đó chính là gọi “bản tự hậu tạo” 本字后造 (từ chữ gốc tạo ra sau). Ví dụ:

          - Chữ (sư) nghĩa gốc là một cấp biên chế quân đội, nghĩa phái sinh có quân đội, chúng nhân, người có kĩ thuật chuyên môn, lại được giả tá làm tên của loại dã thú dũng mãnh như hổ, báo. Sau người ta tạo chữ (sư), chuyên biểu thị nghĩa giả tá. 

          - Chữ (khảo) nghĩa gốc là “lão” (già), thường giả tá là (khảo) trong “khảo đả” 拷打 (tra tấn). Sau tạo ra chữ (khảo).

          - Chữ (phong) nghĩa gốc là không khí lưu động, thường giả tá là (phúng) trong “phúng thích” 讽刺. Sau tạo ra chữ (phúng).

Giả tá giả, bản vô kì tự, y thanh thác sự, lệnh trường thị dã.

假借者, 本无其字, 依声託事, 令长是也,

(Giả tá là loại vốn không có chữ, dựa vào thanh mà gởi việc, như chữ “lệnh” chữ “trường”)

Định nghĩa này hay, nhưng ví dụ nêu ra là không thoả đáng. Bởi vì (lệnh) và (trường) đều là phái sinh nghĩa của từ, không phải giả tá văn tự. Đã là  “bản vô kì tự, y thanh thác sự”, thì giữa nghĩa gốc của chữ và nghĩa giả tá là không có quan hệ gì, nếu như có quan hệ thì đó không phải là nghĩa giả tá mà là nghĩa phái sinh, do đó không phải là “bản vô kì tự” (vốn không có chữ).

                                                              Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 25/02/2021

Nguồn

CỔ HÁN NGỮ TỐC THÀNH ĐỘC BẢN

古汉语速成读本

Biên soạn: Lưu Khánh Nga 刘庆俄

Trung Hoa thư cục, 2005

Previous Post Next Post