Dịch thuật: Kết cấu của Hán tự - Chuyển chú

 

KẾT CẤU CỦA HÁN TỰ - CHUYỂN CHÚ

          Trong Thuyết văn giải tự - Tự 说文解字 - có ghi:

Chuyển chú giả, kiến loại nhất thủ, đồng ý tương thụ, khảo lão thị dã.

转注者, 建类一首, 同意相授, 考老是也

          (Chuyển chú là dưới bộ thủ được kiến lập là những chữ có thể hỗ tương truyền thụ ý nghĩa, như chữ khảo chữ lão)

          Ý là, chuyển chú là loại mà dưới bộ thủ được kiến lập, là những chữ có thể hỗ tương truyền thụ ý nghĩa, chữ khảo chữ lão chính là chữ chuyển chú. Do bởi người đời sau đối với việc kiến lập bộ thủ đã lí giải khác nhau, càng do bởi Thuyết văn giải tự 说文解字 minh xác chỉ ra chữ chuyển chú chỉ có 2 chữ là  (khảo) và (lão), cho nên trăm ngàn năm nay, người ta đối với việc lí giải chuyển chú đã có nhiều thuyết khác nhau, chưa đi đến nhất trí. Có người cho rằng, chuyển chú chủ yếu là chuyển biến tự hình, được gọi là “Hình chuyển phái” 形转派; có người cho rằng, chuyển chú chủ yếu là chuyển biến tự nghĩa, được gọi là “Nghĩa chuyển phái” 义转派; có người cho rằng, chuyển chú chủ yếu là chuyển biến tự âm, được gọi là “Âm chuyển phái” 音转派.

          Lương Đông Hán 梁东汉 trong Hán tự đích kết cấu cập kì lưu biến 汉字的结构及其流变 cho rằng, chuyển chú đã là “kiến loại nhất thủ, đồng ý tương thụ”, thì nhất định nó là loại chữ hỗ huấn cùng bộ. Ví dụ:

          Nghị, luận dã; Luận, nghị dã.

          , 论也; , 议也.

     (Nghị là luận; Luận là nghị)

Hai chữ (nghị) và (luận) đều cùng bộ (ngôn)

 

          Phùng, ngộ dã; Ngộ, phùng dã.

          , 遇也; , 逢也

          (Phùng là ngộ; Ngộ là phùng)

          Hai chữ (phùng) và (ngộ) đều cùng bộ (sước)

 

          Thân, ngâm dã; Ngâm, thân dã.

          , 吟也; , 呻也

          (Thân là ngâm; Ngâm là thân)

          Hai chữ (thân) và (ngâm) đều cùng bộ (khẩu)

 

          Tẩu, xu dã; Xu, tẩu dã.

          走趋也趋走也

          (Tẩu là xu; Xu là tẩu)

          Hai chữ (tẩu) và (xu) đều cùng bộ (tẩu).

 

          Trong Thuyết văn giải tự, chữ hỗ huấn cùng bộ tổng cộng có 114 cặp, chúng đều là chữ chuyển chú.

          Loại ý kiến này đã nắm vững định nghĩa về chuyển chú, so với một số ý kiến cho rằng quan hệ giữa bộ thủ và chữ do bộ quản hạt là chuyển chú; quan hệ giữa từ đồng nghĩa với nhau là chuyển chú; quan hệ giữa nghĩa gốc của từ và nghĩa phái sinh là chuyển chú, đối với chữ hình thanh đổi thanh bàng để tạo ra chữ là chuyển chú v.v... lại càng phù hợp với định nghĩa về chuyển chú, đáng để chú trọng. Nhưng theo ý kiến này, chuyển chú chẳng qua chỉ là mối quan hệ đặc thù của hai chữ (đồng bộ hỗ huấn), hoàn toàn không phải là phép tạo chữ, không thể đánh đồng với loại tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, giả tá, e là không phải loại chuyển chú mà Hứa Thận 许慎 nói.

          Thế thì, chuyến chú rốt cuộc là như thế nào? Phải nói rằng, đây là vấn đề cần phải tiến thêm một bước nghiên cứu. Những lời dưới đây chỉ là kiến giải hạn hẹp của người viết, đề xuất ra để độc giả tham khảo:

          Chúng tôi cho rằng, ở từ đa nghĩa, gia thêm thiên bàng tạo phân hoá chữ, mới là chuyển chú chân chính. Ví dụ:

          phản /  phản ,        tích / tị ,         cầm / cầm,      

ích / dật,                mạc / mộ,       thủ / thú,

cộng /  cung,         trách / trái,       sư / sư.

Chữ sau là chữ do chữ trước gia thêm thiên bàng tạo thành, chia ra đảm nhậm một hai nét nghĩa của chữ trước. Đây chính là nói “kiến loại nhất thủ, đồng ý tương thụ”. Sự xuất hiện của loại chữ này là một giai đoạn trọng yếu trong sự phát triển chữ Hán. Số lượng chữ dùng cách này tạo ra rất lớn, cho nên chuyển chú có thể ngang hàng với tượng hình, chỉ sự, hội ý ... là một trong những phương pháp cơ bản của việc tạo chữ. Nhưng chữ mà dùng phương pháp chuyển chú tạo ra đều là loại hình thanh tự, nhất hình nhất thanh, cho nên Hứa Thận trong Thuyết văn giải tự, chữ hình thanh có bảy tám ngàn, mà chuyển chú chỉ nêu có ví dụ 2 chữ là “khảo” và “lão”, tựa hồ chuyển chú là loại có cách mà không có chữ, khiến người ta khó lí giải. Đó chính là nguyên nhân tại sao người ta đối với chuyển chú có nhiều thuyết khác nhau.

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                               Quy Nhơn 24/02/2021

Nguồn

CỔ HÁN NGỮ TỐC THÀNH ĐỘC BẢN

古汉语速成读本

Biên soạn: Lưu Khánh Nga 刘庆俄

Trung Hoa thư cục, 2005

Previous Post Next Post