Dịch thuật: Chế độ tỉnh điền

 

CHẾ ĐỘ TỈNH ĐIỀN 

          Thời Tây Chu, quốc gia lấy đất đai giao cho người cày, sử xưng cách làm này là “tỉnh điền chế” 井田制 (chế độ tỉnh điền). Đời Chu dùng “tỉ” tiến hành canh tác, tỉ là công cụ dùng để cày lật đất, phần đầu rộng khoảng 5 xích lúc bấy giờ. Người Chu lưu hành “ngẫu canh” 耦耕, tức hai người mỗi người cầm 1 cái tỉ, kề vai mà cày, rãnh mà cày được gọi là “quyến” , rộng 1 xích; ruộng cày 1 mẫu dài 1 bộ (1), rộng 1 bộ; 1 bộ là 6 xích, vừa khớp 3 quyến 3 lũng ; đất giao cho một người là 100 mẫu, tức dài 100 bộ, rộng 100 bộ, gọi là 1 “điền” . Trong kim văn Tây Chu thường thấy ban thưởng đất đai lấy “điền” làm đơn vị, tức điền 100 mẫu. Trong Chu lễ - Tiểu tư đồ 周礼 - 小司徒 có nói “cửu phu vi tỉnh” 九夫为井 (đất đai mà 9 người nhận là 1 tỉnh), tức lấy 9 điền   tổ hợp lại thành 1 tỉnh . Theo quy hoạch lí tưởng, 9 điền xếp thành hình chữ “tỉnh” , 8 điền chung quanh giao cho 8 nhà cày là “tư điền” 私田, 1 điền ở giữa là “công điền” 公田 mọi nhà họp nhau lại cày, sản phẩm thu hoạch được quy về cho nhà nước sở hữu. Căn cứ sự sai biệt về địa hình và sự khác biệt về chất đất, có sự phân phối cố định và phương pháp chiết tính. Và để điều tiết sự không đồng đều về đất đai tốt xấu, còn quy định định kì phân phối mới lại.

          Chế độ tỉnh điền thực chất là một loại công xã nông thôn, tổ chức hành chính, tổ chức quân sự đều có mối quan hệ bất khả phân. Nông phu nhận ruộng dưới chế độ tỉnh điền cũng chính là đinh tráng phục vụ binh dịch khi chiến tranh; khí giới, lương thực, cỏ chăn nuôi, súc vật chăn nuôi dùng trong tác chiến cũng do quốc gia quy định căn cứ vào số lượng “tỉnh” mà đảm nhiệm, đó chính là “quân phú” 军赋.

 Chú của người dịch

1- Ở đây trong nguyên tác in nhầm là dài 100 bộ, rộng 1 bộ. (canh điền nhất mẫu trường bách bộ, khoan nhất bộ 耕田一亩长百步, 宽一步).

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 28/10/2020

TRUNG HOA THƯỢNG HẠ NGŨ THIÊN NIÊN

中华上下五千年

Chủ biên: Lí Tinh 李晶

Nam Kinh đại học xuất bản xã, 2007

Previous Post Next Post