不能养德 终归末技
节义傲青云, 文章高白雪, 若不以德性陶之, 终为血气之私, 技能之末
(菜根谭 - 立德修身)
BẤT
NĂNG DƯỠNG ĐỨC CHUNG QUY MẠT KĨ
Tiết nghĩa ngạo thanh vân, văn chương cao Bạch
Tuyết, nhược bất dĩ đức tính đào chi, chung
vi huyết khi chi tư, kĩ năng chi mạt.
(Thái căn đàm – Lập đức tu thân)
KHÔNG LẤY ĐỨC ĐỂ NUÔI DƯỠNG
RỐT CUỘC CHỈ LÀ TÀI MỌN
Tiết
tháo và nghĩa khí đủ để hơn quan cao lộc hậu, văn chương cảm động lòng người so với danh khúc “Bạch Tuyết” càng
hay hơn, những nếu không phải lấy chuẩn tắc đạo đức để quán xuyến, thì rốt cuộc
chỉ là tình cảm cá nhân lúc xung động, là thủ đoạn cấp thấp đùa với nghệ thuật
mà thôi.
Giải thích và phân tích
Một tiệm
đồng hồ nọ trước sân vắng vẻ, không có khí thế. Ngày nọ, chủ tiệm dán một tờ giấy, bên trên có nói, bổn tiệm có một
lô đồng hồ đeo tay, chạy không chính xác lắm, 24 tiếng đồng hồ chậm 24 giây,
kính mong quý khách lựa chọn.
Giấy vừa
dán ra, rất nhiều người mê hoặc không hiểu. có mấy người bạn của chủ tiệm đến hỏi,
chủ tiệm nói một cách thẳng thắn:
- Thành thực là nguyên tắc mở tiệm của tôi,
tôi không bao giờ vì tư lợi mà làm tổn hại lợi ích của mọi người.
Nào ngờ
chẳng bao lâu, việc buôn bán làm ăn của tiệm đã chuyển biến tốt, trước sân tấp
nập, buôn bán thuận lợi, rất nhanh chóng đã bán hết số đồng hồ trước đó.
Chính bởi
chủ tiệm có phẩm cách khác với mọi người, tài năng của ông ta đã đưa ra quyết định.
Có lẽ nhiều khách hàng cảm động bởi thái độ thành thực của chủ tiệm, mới bằng
lòng bước vào. Lời tục có nói, làm người phải tốt, làm việc phải tinh, lập nghiệp
trước tiên phải lập đức, làm việc trước tiên phải làm người. Làm bất cứ việc gì
cũng đều bắt đầu từ việc học làm người. Nếu ngay cả người mà không tốt thì nói
gì đến sự nghiệp.
Hổ gầm
nơi núi sâu, rồng ẩn nơi đáy biển, lạc đà đi trong sa mạc, chim nhạn bay thành
hàng trên không, vạn vật đều có cái đẹp tột cùng của nó. Đời người cũng vậy,
cũng có cảnh ý đẹp nhất của mình. Đời người vội vã, như bóng câu qua cửa sổ,
như sao băng lướt qua trên bầu trời, chúng ta không thể chọn được độ dài cho
sinh mệnh của mình, nhưng chúng ta có thể mở được rộng độ sâu của sinh mệnh, vì
cuộc đời ngắn ngủi tăng thêm một nét bút càng cảm động lòng người.
Không
nghi ngờ gì, đạo đức là thứ cảm động lòng người, một cao nhân chân chính, kiên
trì giữ vững tiết tháo, lấy văn chương đạo đức hành thế, với bác đại, nhân ái,
thẳng thắn vô tư, thuận với tự nhiên, thì tài năng văn nghệ thể hiện được sự
tinh mĩ hài hoà. Còn những thứ phù hoa trống rỗng, không phải là do tâm huyết
hoá ra, đó chỉ là vờ vĩnh mượn cớ che đậy, văn nhân các đời đều tránh xa. Khiêm
tốn đối đãi người, văn thái tự nhiên tươi sáng; tấm lòng rộng mở văn chương tự
nhiên cao dật.
Học giả
nổi tiếng cuối đời Minh đầu đời Thanh Cố Viêm Vũ 顾炎武 học thức uyên
bác, trị học nghiêm cẩn, có viết bộ Nhật
tri lục 日知录. Ông kết giao với nhiều người có
học vấn, có đạo đức, khiêm tốn hướng đến họ cầu học, chưa từng nhân vì
tri thức uyên bác của mình mà tự mãn. Cố Viêm Vũ nói rằng: “Ý chí kiên định,
tín niệm không dời chuyển ta chẳng bằng Vương Dần Húc 王寅旭;
tri thức tìm tòi sâu xa, chẳng bằng Dương Tuyết Thần 杨雪臣;
tinh thông tam “Lễ”, kinh học trác việt, chẳng bằng Trương Tắc Nhược 张则若; độc lai độc vãng, không tham gia đua tranh với thế tục,
tự có được cái vui, chẳng bằng Phó Thanh Chủ 傅青主;
gian khổ nỗ lực, tự học mà thành, chẳng bằng Lí Trung Phu 李中孚; nếm bao gian khổ, tiến thoái cùng với thời, chẳng bằng Lộ An Khanh 路安卿; biết nhiều nhớ kĩ, tri thức uyên bác, chẳng bằng Ngô Chí Y 吴志伊; văn chương điển nhã hoa mĩ, lập ý đôn hậu, chẳng bằng
Chu Tích Sưởng 朱锡鬯; học không biết mệt, chẳng bằng Vương Sơn Sử 王山史; nghiên cứu sâu ‘lục thư’, tin và thích cổ, chẳng bằng
Trương Lực Thần 张力臣. Đến như người hiển đạt về chính trị, hiện ở chức
quan cao đáng để xưng tụng thì còn rất nhiều, đương nhiên không phải là kẻ sĩ
áo vải như ta.
Từ đó
có thể thấy, Cố Viêm Vũ là văn học đại sư một đời nhưng ông không hổ thẹn khi học
hỏi kẻ dưới, học không biết chán, tôn nhiều người khác làm thấy, kính trọng người
hiền. Đó cũng chính là nguyên nhân ông có thể vượt qua người cùng thời, đạo đức
và văn chương của ông đều truyến mãi không suy.
Đức hạnh,
phẩm hạnh của con người chính là “đức” 德.
Từ xưa, “tài” 才 và
“đức” 德 đều
được coi trọng, từ ngữ tốt nhất để hình dung một người chính là “đức tài kiêm bị”
德才兼备 (đức
tài có đủ). Tài năng, tư chất thuộc về phương diện tài; kiêu ngạo, bỉ lận thuộc
về phương diện đức. Cũng chính là nói, nếu một người “tài cao tám đấu” (1)
mà đức hạnh bất hảo thì khó mà có được sự tán thưởng, chỉ có đức tài kiêm bị mới
là nhân tài ưu tú. Bất luận trong cuộc sống hay trong sự nghiệp đều cần lấy đức
làm cơ sở, chỉ có người mà phẩm đức cao thượng mới có thể đạt được thành công
chân chính.
Một người
đạo đức cao thượng không những có thể khiến cuộc đời của mình có được thành tựu
bất phàm, mà còn có thể cảm hoá những người chung quanh, khiến cho sức mạnh của
cái thiện phổ cập nhân gian. Vì thế, mỗi cá nhân cần phải bồi dưỡng phẩm đức của
bản thân, thực hành đạo đức, tạo phúc cho mọi người.
Chú của người dịch
1- Tài cao tám
đấu: Tức “Tài cao bát đẩu” 才高八斗, cũng nói là “Bát
đẩu chi tài” 八斗之才.
Đấu (đẩu) 斗 là đơn vị đong lường thời cổ, 1 thạch bằng 10 đấu, “bát
đẩu” ý nói cực nhiều. “Bát đẩu chi tài” ví người cực kì tài hoa. Thành ngữ này
xuất từ Nam sử - Tạ Linh Vận truyện 南史 - 谢灵运传của Lí Diên Thọ 李延寿 đời Đường.
Trong Tạ Linh Vận truyện ghi rằng:
Thiên hạ tài cộng nhất thạch, Tào Tử Kiến độc
đắc bát đẩu, ngã đắc nhất đẩu, tự cổ cập kim cộng dụng nhất đẩu.
天下才共一石, 曹子建独得八斗, 我得一斗, 自古及今共用一斗
(Tài
trong thiên hạ tổng cộng có 1 thạch, riêng Tào Tử Kiến (Tào Thực – ND) có được
8 đấu, ta được 1 đấu, còn lại 1 đấu thiên hạ từ xưa đến nay chia nhau)
(“Thành
ngữ đại từ điển” Bắc Kinh – Thương vụ ấn thư quán Quốc tế hữu hạn công ti,
2004)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 10/9/2020
Nguồn
THÁI CĂN ĐÀM
菜根谭
Tác giả: (Minh) Hồng Ứng Minh 洪应明
Biên soạn: Bàng Bác 庞博
Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật