ĐÀI GƯƠNG SOI ĐẾN DẤU BÈO CHO
CHĂNG (330)
Tân Hoằng Trí 辛弘智 đời Đường ở bài Phú thi 赋诗 viết rằng:
Quân vi hà
biên thảo
Phùng xuân
tâm thặng sinh
Thiếp như đài
thượng kính
Đắc chiếu thuỷ
phân minh
君为河边草
逢春心剩生
妾如台上镜
得照始分明
(Chàng là cỏ bên sông
Gặp mùa xuân lại tươi tốt
Thiếp như gương trên đài
Được soi mới thấy rõ ràng)
Tiện đây xin một hai điều
Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng
(“Truyện Kiều” 329 – 330)
Đài gương: Cái giá để đựng tấm gương, chỉ người phụ nữ tôn quý,
có ý kiến cho đài gương là gương sen nhưng cái gương sen không thể soi được, chữ
Hán là kính đài.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Cổ thi: Thiếp như đài thượng kính, chiếu kiến
thuỷ phân minh
古诗: 妾如臺上鏡, 炤見始分明
(Thơ cổ:
Thiếp như gương trên đền, soi thấy mới rõ ràng)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới,
1960)
Xét: Theo ý riêng, “đài gương” ở đây chữ Hán là “đài thượng
kính” 臺上鏡 tức
là “gương ở trên đài”, Nguyến Du mượn ý ở câu thứ 3 bài “Phú thi” của Tân Hoằng Trí. Đào Duy Anh cho là “kính đài” nên mới
dịch là “cái giá để đựng tấm gương”, cái giá cũng không thể soi được.
Trong Truyện Kiều, đây là câu nói nhún của Kim
Trọng khi nói với Thuý Kiều.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/3/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật