NHO MÔN LÁNH LOẠI – TUÂN TỬ
Tuân Tử
荀子 (năm
313 – năm 238 trước công nguyên), danh Huống 况,
người đương thời tôn kính gọi là “Khanh” 卿,
nhân vì chữ 荀 (tuân)
và chữ 孙 (tôn)
cổ âm tương thông, cho nên cũng gọi là Tôn Khanh 孙卿.
Ông người nước Triệu thời Chiến Quốc, là tư tưởng gia, giáo dục gia nổi tiếng,
một trong những nhân vật đại biểu của Nho gia. Tuân Tử đề xướng “tính ác luận” 性恶论, cống hiến to lớn của ông đối với Nho học ở chỗ “tạp”
杂 và
“dị” 异 trong
tư tưởng của ông.
LÃNH TỤ CỦA
HỌC CUNG TẮC HẠ
Tuân Tử
là tập đại thành của “bách gia tranh minh” 百家争鸣 thời Xuân Thu
Chiến Quốc, cũng là vị đại sư cuối cùng của Nho học sau Mạnh Tử 孟子. Năm 316 trước công nguyên, Tuân Tử đang độ thanh
xuân đến nước Yên, gặp lúc Yên Vương Khoái 哙 muốn bắt chước
chế độ thiện nhượng của thánh vương thời viễn cổ, định đem đất nước truyền cho
Thừa tướng Tử Chi 子之, cả nước Yên đang trong lúc động loạn. Sau khi Tuân Tử
nhẫn nại khuyên can mà không hiệu quả, bèn ẩn dấu hành tung hơn hai chục năm.
Mãi đến năm 286 trước công nguyên, Tuân Tử do học thức uyên bác mà nổi tiếng
trên đời.
Đương
thời Học cung Tắc Hạ 稷下(1) của nước Tề rất hưng thịnh, thế là Tuân Tử đến đó du học. dựa vào học thức và tài đức,
Tuân Tử trở thành vị thầy được hoan nghinh nhất, được tôn kính nhất, nhiều lần
làm lãnh tụ Học cung. Học cung Tắc Hạ là học phủ bậc cao mà nước Tề lập ra, là
khu vườn trung tâm đương thời để bách gia tranh minh học thuật. Danh sĩ trong
thiên hạ tụ tập về đây, tự do giảng học, trứ thư biện luận, không khí học thuật
nồng hậu, thúc đẩy tư tưởng nhảy vọt. Học phái Tuân Tử trong Nho gia chủ yếu
hình thành vào thời kì này.
Về sau,
theo sự suy yếu của nước Tề, Học cung Tắc Hạ cũng bắt đầy suy bại. Tuân Tử nhận
lời mời của Tần Chiêu Vương 秦昭王 đến nước Tần. Tại Tần, ông kiến nghị trọng dụng nho
sĩ, dùng đức trị, giảm thiểu vũ lực. Tần Chiêu Vương tuy ngoài mặt bằng lòng,
nhưng sự thực đang bận rộn cho việc chiến tranh kiêm tính, nên không thể áp dụng
kiến nghị của Tuân tử. Tuân Tử đành rời nước Tần đi sang nước khác. Sau đó ông
trước sau đến qua nước Triệu, nước Tề. Tuy nhận được sự đãi ngộ theo lễ, nhưng
chủ trương chính trị của ông vẫn không được thực thi. Về sau Tuân Tử được Xuân
Thân Quân 春申君 nước
Sở nhậm mệnh làm Lan Lăng Lệnh 兰陵令, chính tích nổi bật.
Năm 238 trước công nguyên, Xuân Thân Quân bị giết trong chính biến, Tuân Tử mất
đi chỗ dựa về chính trị, bỏ quan về sống ở Lan Lăng 兰陵,
trứ thư lập thuyết, bồi dưỡng môn đồ, mãi cho đến lúc qua đời..... (còn tiếp)
Chú của người
dịch
1- Học cung Tắc
Hạ 稷下: là Học phủ cao đẳng sớm nhất của nhà nước và là Viện hàn lâm khoa học
xã hội sớm nhất của Trung Quốc, do Tề Hoàn Công Điền Ngọ 齐桓公田午 bắt đầu xây dựng. Vị trí của học cung ở phụ cận Tắc
Môn 稷门của đô thành Lâm Tri 临淄nước
Tề (nay là thành phố Tri Bác 淄博 tỉnh Sơn Đông 山东).
“Tắc” 稷 là
danh xưng một thành môn của thành Lâm Tri临淄,
quốc đô của nước Tề. “Tắc Hạ” 稷下 tức phụ cận Tắc Môn
稷门của thành Lâm Tri 临淄.
Quân chủ nước Tề thiết lập học cung tại nơi đây. Do bởi Học cung ở phụ cận Tắc
Môn mà có tên là “Tắc Hạ học cung”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 13/3/2020
Nguyên tác Trung văn
NHO MÔN LÁNH LOẠI – TUÂN TỬ
儒门另类 - 荀子
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản
2019
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật