TẠI SAO ĐÊM TRỪ TỊCH LẠI “THỦ TUẾ”
Tập tục
đêm trừ tịch không ngủ gọi là “thủ tuế” 守岁 (đón giao thừa).
Tại sao mọi người phải “thủ tuế”?
“Thủ tuế”
守岁 còn
gọi là “ngao niên” 熬年. Tương truyền, thời cổ có con quái thú tên là “niên” 年, hằng năm cứ đến đêm 30 tết nó lại xuất hiện tác
quái. Ngày vui tống cựu nghinh tân trở thành lúc mà mọi người không hài lòng nhất.
Đến ngày 30 tết, nhà nhà lo liệu dọn dẹp từ sớm, cửa nẻo đóng chặt. Do sợ con
“niên” đến gây hoạ, nên không ai dám ngủ. Để tiêu trừ nỗi sợ hãi con “niên” sắp
đến, mọi người bèn chuẩn bị một bữa cơm tối thật phong phú trong một năm. Cả
nhà ngồi quây quần bên bàn ăn cười nói vui đùa, nghĩ đến một cuộc sống tốt đẹp ở
tương lai, mượn đó để thức đến sáng sớm hôm sau. Đêm 30 tết, nhà nhà giăng đèn
kết hoa, đốt pháo, mừng cho bản thân mình tránh được bàn tay ác độc của con
“niên”. Về sau, dân gian dần hình thành tập tục thức suốt đêm vào đêm trừ tịch.
Sớm từ
thời Tây Tấn đã có ghi chép sự việc liên quan đến “thủ tuế”. Trong Phong thổ chí 风土志 có nói: Đêm trừ tịch, mọi người tặng quà cho nhau,
chúc đối phương sang năm mới được tài vận, gọi là “quỹ tuế” 馈岁; chuẩn bị tiệc rượu phong phú, tế thần cầu phúc, đó
là phương thức mọi người cáo biệt năm cũ; cả nhà vui vẻ tụ tập bên bàn ăn, cùng
hưởng chút phúc khí, gọi là “phân tuế” 分岁;
suốt cả đêm không ngủ, cười nói vui đùa đến sáng, đó chính là “thủ tuế”.
Lời tục
có nói:
Nhất dạ liên song tuế
Ngũ canh phân nhị niên
一夜连双岁
五更分二年
(Một đêm mà có hai năm liền nhau
Năm canh mà chia làm hai năm)
Cũng chính là nói, đêm trừ tịch mọi người không chỉ từ
biệt năm cũ, tống cựu nghinh tân, mà đồng thời tuổi của mọi người cũng được thêm
một năm nữa, cho nên có cách nói:
Thử dạ thủ tuế tích niên hoa
此夜守岁惜年华
(Đêm đó “thủ tuế” tiếc tuồi trẻ)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/01/2020
Ngày 29 tháng Chạp năm Kỉ Hợi
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật