Dịch thuật: Diễn biến về tự nghĩa của chữ Hán

DIỄN BIẾN VỀ TỰ NGHĨA CỦA CHỮ HÁN

    Trong lục thư, chuyển chú 转注 và giả tá 假借  diễn biến về tự nghĩa là rõ nhất. Nhân vì sự phát triển của chữ giả tá, ý nghĩa gốc của nhiều chữ Hán đã dần bị người ta quên mất, người đời sau đối với cổ văn không hiểu. Và nhân vị sự phân nhánh của phương ngôn, cùng một ý nghĩa mà sản sinh ra chữ khác nhau, nếu không có người sưu tập, chú thích qua lại, thì mọi người cũng sẽ không thể nào hiểu được. Ví dụ như nghĩa cổ của chữ (hậu) là vị quân chủ, hiện tại lại chỉ vợ của vị quân chủ; nghĩa cổ của chữ (chỉ) là 足趾 (túc chỉ = ngón chân), về sau diễn biến thành 地址 (địa chỉ), về sau nữa dẫn đến nghĩa mà hiện nay thông dụng là 静止 (tĩnh chỉ = tĩnh tại),  终止 (chung chỉ = kết thúc), 阻止 (trở chỉ = ngăn cản), 禁止 (cấm chỉ), 举止 (cử chỉ) v.v... Chữ (dịch / dị) nguyên là tên động vật, chính là con rắn mối, ý nghĩa thông dụng hiện nay 容易 (dung dị = dễ) là nghĩa giả tá; chữ cũng là một loại động vật, là loại voi to lớn, về sau mượn dùng với ý nghĩa 宽豫 (khoan dự = rộng rãi vui vẻ), 豫备 (dự bị = chuẩn bị trước), 豫乐 (dự lạc = yên tĩnh khoái lạc). Những tự nghĩa này nhân theo thời đại mà biến thiên. Còn có những tự nghĩa nhân theo địa phương mà biến thiên, thời cổ có sự phân biệt “nhã ngôn” 雅言 và “phương ngôn” 方言, nhã ngôn chính là “tiêu chuẩn ngữ” 标准语 (quan thoại 官话), từ vựng của phương ngôn dùng nhã ngôn để giải thích, như thiên Thích ngôn 释言 trong Nhĩ nhã 尔雅 có nói:
Tư, xỉ, li dã.
, , 离也
(Tư và xỉ là li)
“Tư, xỉ” là phương ngôn nước Tề nước Trần, “li” là nhã ngôn. Dương Hùng 扬雄 trong Phương ngôn 方言 có nói:
Đảng, hiểu, triết, tri dã. Sở vị chi đảng, hoặc viết hiểu; Tề Tống chi gian vị chi triết.
          , , , 知也. 楚谓之党, 或曰晓; 齐宋之间谓之哲.
          (Đảng, hiểu, triết là tri. Nước Sở gọi là đảng hoặc gọi là hiểu; nước Tề nước Tống gọi là triết)
          Phương ngôn là nguyên nhân trọng yếu hình thành hiện tượng một nghĩa mà có nhiều chữ.
          Tự nghĩa trong sách cổ, loại khó hiểu nhất chính là hư tự. Hư tự là liên từ, giới từ, trợ từ, thán từ cho đến đại danh từ, những chữ này thuộc chữ giả tá, người xưa thường sử dụng “đồng âm thông giả” 同音通假 một cách rộng rãi, cách viết cũng không cố định, cho nên rất khó nhận biết. Ví dụ như 3 chữ (do), (do), (du) dùng chữ (dụng) giải thích; chữ (diêu), (do), (du) dùng chữ (vu) giải thích; chữ (việt), (việt) dùng 于是 (vu thị) giải thích.
          Trong Thư kinh – Vũ cống 书经 - 禹贡có câu:
Cửu châu du đồng
九州攸同
Chính là ý:
Cửu châu dụng đồng
九州用同
Hoặc
Cửu châu nhân nhi thống nhất
九州因而统一
(Chín châu nhân đó mà thống nhất)
          Trong Đại cáo 大诰 có câu:
Du đại cáo nhĩ đa bang
猷大诰尔多邦
Chính là ý:
Đại cáo vu nhĩ đa bang
大诰于尔多邦
Hoặc
Chính thức hướng nễ môn các bang tuyên ngôn
正式向你们各邦宣言
(Chính thức hướng đến các bang của các ngươi mà tuyên ngôn)
          Nhằm để chuyên giải thích nhưng hư tự đồng âm thông giả thời cổ, Vương Dẫn Chi 王引之 đời Thanh đã biên soạn quyển Kinh truyện thích từ 经传释词, nêu ví dụ rất tường tận, giải thích rất hợp lí, nhiều câu văn mà trước đây không thể giải thích, ý nghĩa của nó nhân đó đã được rõ ràng.

                                                                 Huỳnh Chương Hưng
                                                                 Quy Nhơn 18/8/2019

Nguyên tác
TỰ NGHĨA ĐÍCH DIỄN BIẾN
字义的演变
Trong quyển
QUỐC HỌC THƯỜNG THỨC
国学常识
Tác giả: Tào Bá Hàn 曹伯韩
Bắc Kinh: Hoá học công nghiệp xuất bản xã, 2017
Previous Post Next Post