Dịch thuật: Tổ chức của đế quốc phong kiến đời Chu

TỔ CHỨC CỦA ĐẾ QUỐC PHONG KIẾN ĐỜI CHU

          “Phong kiến đế quốc” 封建帝国 mà do Vũ Vương 武王 khai sáng, Chu Công 周公đặt nền móng, duy trì khoảng 700 năm (từ đầu thế kỉ thứ 11 đến cuối thế kỉ thứ 5 trước công nguyên). Đương nhiên trong khoảng thời gian này, hoàn toàn không phải không có sự biến thiên xã hội, mà tình hình các địa vực  cũng không nhất trí. Sự biến dị về 2 phương diện tung và hoành, tuy hiện khả năng hiểu biết rất ít, nhưng dưới đây cũng trình bày những vấn đề có liên quan. Thời kì này là thời kì đầu tiên có thể khảo chứng của xã hội sử Trung Quốc. Tổ chức xã hội đời Chu có thể nói là cơ sở của xã hội sử Trung Quốc. Từ đế quốc phong kiến tản mạn này đến đế quốc quận huyện thống nhất của đời Hán trở đi, từ sự phân chia giai cấp, xã hội cố định đặc quyền này đến xã hội tương đối bình đẳng về mặt chính trị và pháp luật từ đời Hán về sau, lịch trình cả thời gian này là một trong những vấn đề trung tâm của xã hội sử Trung Quốc.
          Từ “phong kiến” mà ở trên nói đến thường bị lạm dụng. Nói một cách nghiêm túc, yếu tố của xã hội phong kiến là:
          Về thuộc hạ của một vương thất có mấy cấp phong quân 封君 dạng hình bảo tháp; mỗi một phong quân tuy xưng thần đối với thượng cấp, nhưng sự thực là kẻ thống trị thế tập một khu vực kiêm địa chủ; trong xã hội này, phàm kẻ thống trị đều là địa chủ, phàm địa chủ đều là kẻ thống trị, đồng thời thuộc hạ của kẻ thống trị các cấp hết thảy là nông nô tức “điền khách” 佃客, họ không thể có tư hữu hoặc chuyển bán ruộng đất canh tác. Theo giới thuyết này, không nghi ngờ gì, xã hội đời Chu là xã hội phong kiến, và trong lịch sử Trung Quốc chỉ có xã hội đời Chu có thể nói là xã hội của phong kiến. Về danh nghĩa, cả đế quốc này là “vương thổ” 王土, người trong đế quốc này đều là “vương thần” 王臣, nhưng sự thực Chu Vương trực tiếp thống thuộc chỉ là vùng đất “vương kì” 王畿. Vương kì lấy Hạo Kinh 镐京và Lạc Ấp 洛邑làm hai tiêu điểm, phạm vi của nó hiện chưa thể khảo chứng, nhưng có thể biết phía bắc không quá Hoàng hà 黄河, phía nam không đến lưu vực Hán thuỷ 汉水, phía đông không đến lưu vực Hoài thuỷ 淮水, phía tây là biên thuỳ mà Hạo Kinh tiếp cận. Vùng đất vương kì trong dự tính của người Chu là khoảng 1000 dặm vuông vức. Phía ngoài vương kì, Chu thất trước sau chí thiểu là cũng đã phong lập 130 chư hầu quốc trở lên (xác số không thể tra khảo). Nghĩa vụ của chư hầu đối với vương thất chẳng qua là nạp cống theo kì và triều kiến, xuất binh giúp vương chính phạt, cùng cứu tế tai hoạn trong vương kì mà thôi. Nội chính của chư hầu quốc dường như hoàn toàn tự chủ, sau khi vũ uy thời đầu Chu thất khai quốc qua đi, nghĩa vụ của chư hầu đối với vương thất cũng thành những quy định không thực tế, hết thảy dựa vào sự hoan hỉ của chư hầu thôi. Mặt khác, Chu Vương trong vương kì của mình, chư hầu trong nước của mình, ai nấy đều nắm một lượng lớn đất đai, phân cho nhiều “tiểu phong quân” 小封君. Mỗi một tiểu phong quân là chủ nhân thế tập về chính trị và kinh tế trong khu vực được phong của mình, nhân dân nộp tô thuế cho ông ta, phục vụ lực dịch và binh dịch. Tiểu phong quân chẳng qua có nghĩa vụ hàng năm nộp cống cho chư hầu hoặc cho vương thất.
          Chư hầu quốc của triều Chu, khởi nguyên có thể phân làm 4 loại:
1- Đầu thời khai quốc, vương thất đem đất đai mới chinh phục hoặc lấy được phân cho thân thích tông thất hoặc công thần.
2- Sau thời khai quốc rất lâu, vương thất phân chia đất đai trong kì cho con em hoặc công thần, ví dụ như Trịnh , Tần . Thuỷ tổ của Trịnh là Thiếu tử Hữu của Chu Lệ Vương 周厉王, được phong thời Tuyên Vương 宣王, nay tại huyện Hoa Thiểm Tây 陕西. Sau loạn U Vương 幽王, Trịnh Hữu 郑友gởi gia đình ở Cối cùng Đông Quắc 东虢, nhân đó chiếm đoạt lấy đất, lập nước mới (nay tại vùng Tân Trịnh 新郑phía nam Hoàng hà trung bộ Hà Nam).
3- Lấy đất đai nguyên của triều Thương phong cho hậu duệ của triều Thương, thuộc lại này chỉ có Tống .
4- Chư hầu quốc hoặc độc lập quốc nguyên có ở đời Thương quy phụ vào triều Chu, như Trần , Kỉ .
          Thuyết cũ cho rằng chư hầu triều Chu, tước phân làm 5 cấp, tức Công , Hầu , Bá , Tử , Nam . Thuyết này từng có người hoài nghi. Nhưng trong sử kí nước Lỗ hiện tồn quả thực có 5 tước này. Trong đó, chư hầu tước Công chỉ có Tống, tước Nam chỉ có Hứa (nay là Hứa Xương 许昌Hà Nam 河南); thuộc loại thứ 1 đa phần là tước Hầu, cũng có tước Bá; Tần, Trịnh thuộc loại thứ 2 là tước Bá, thuộc loại thứ 4 đa phần là tước Tử.
          Tiểu phong quân trong vương kì toàn là vương tộc. Tiểu phong quân của liệt quốc nguyên sơ cũng toàn là “công tộc” 公族 (đồng tộc của quốc quân); nhưng chậm là đến đầu thế kỉ thứ 7 trước công nguyên, cục diện tình hình này bị phá vỡ. Hiền thần Quản Trọng 管仲 nổi tiếng của Tề Hoàn Công 齐桓公 (từ năm 651 đến năm 643 trước công nguyên) và hiền thần Án Anh 晏婴 nổi tiếng của Cảnh Công 景公 (từ năm 547 đến năm 490 trước công nguyên) đều có phong địa, nhưng không phải là công tộc, theo truyền thuyết, Án Anh là người thuộc Đông Di 东夷. Nước Tấn từ Tấn Hiến Công 晋献公 (năm 676 đến năm 651 trước công nguyên) dường như giết hết công tộc trở đi, quý tộc sau này đa phần dị tính (khác họ), hoặc đến từ nước khác. Nước Tần từ thể chế chính trị của nó mà tra khảo, từ thời đại của Mục Công 穆公 (năm 659 đến năm 621 trước công nguyên), đã dùng nhiều “khách khanh” 客卿, công tộc trước sau tại nước Tần không thể ngóc đầu lên nổi. Nhưng Lỗ, Trịnh và Tống, dường như đến cuối thời Xuân Thu chưa từng có qua (chí thiểu là có rất ít) tiểu phong quân không phải là công tộc. Sự khác biệt này là bối cảnh khác nhau giữa tiến thủ và bảo thủ, cũng là bối cảnh khác nhau giữa mạnh và yếu. Tình hình của tiểu phong quân trong vương kì, chúng ta biết rất ít, tạm không nói đến. Tiểu phong quân của liệt quốc thống xưng là “đại phu”. Đại phu của liệt quốc đa số nhậm chức tại triều đình của quốc quân, giúp quốc quân nắm giữ quốc chính nói chung, gọi là “khanh”. Khanh có sự phân biệt thượng và hạ hoặc chính và phó. Khanh của nước lớn nhiều nhất không quá 6 người. Đại phu cũng có đẳng cấp thượng và hạ, nhưng số lượng không hạn chế. Địa vị của đại phu là thế tập, địa vị của khanh thì chiếu theo lệ không phải là thế tập, tuy nhiên cũng có những cự thất nhiều đời giữ chức khanh. Mỗi gia tộc của đại phu đều có thị (họ) đặc thù. Có gia tộc lấy chức quan của vị đại phu khai tông làm thị; có gia tộc lấy ấp đầu tiên của phong địa làm thị; nếu vị đại phu khai tông là con của quốc quân, thì từ đời thứ 3 trở đi sẽ lấy biệt tự của đại phu khai tông làm thị. Để thuận lợi trong việc trình bày, các bài sau sẽ gọi gia nghiệp thế tập của đại phu là “thị thất” 氏室, phân biệt với “công thất” 公室 của chư hầu và “vương thất” 王室 của Chu Vương. (chú: theo chế độ nhà Chu, khanh của liệt quốc, có khi có một hai vị do vương triều nhậm mệnh, nhưng chế độ này thời gian và phạm vi không gian thực hiện không rõ).
          Chu Vương và các phong quân lớn nhỏ (bao gồm chư hầu) cấu thành tầng cao nhất của xã hội phong kiến này, tầng kế đến là quan lại và võ sĩ được họ cấp dưỡng bổng lộc, tầng kế đến nữa là thứ nhân lấy nông dân làm chủ thể. Tầng thấp nhất là nô lệ mà quý tộc nuôi dưỡng.

                                                          Huỳnh Chương Hưng
                                                          Quy Nhơn 11/6/2019

Nguyên tác
PHONG KIẾN ĐẾ QUỐC ĐÍCH TỔ CHỨC
封建帝国的组织
Trong quyển
 TRUNG QUỐC SỬ CƯƠNG
中国史纲
Tác giả: Trương Ấm Lân 张荫麟
Bắc Kinh: Hoá học công nghiệp xuất bản xã, 2017
Previous Post Next Post