NƯỚC CỔ DẠ LANG Ở NƠI ĐÂU
Nước cổ
Dạ Lang 夜郎nhân vì có thành ngữ “Dạ Lang tự đại” 夜郎自大 (1) mà mọi người đều rõ, cả ngàn năm nay không ai không
biết.
Từ năm
28 đến năm 25 trước công nguyên, vị quốc vương cuối cùng tên Hưng 兴 của
Dạ Lang cử binh cùng với chư hầu chung quanh phát sinh chiến tranh, quan viên
triều Hán phái sử giả đến khuyên giải. Nhưng Dạ Lang vương Hưng không chịu phục,
còn giết chết sứ giả, thế là triều Hán phát binh diệt Dạ Lang. Nước Dạ Lang cổ
rút lui khỏi vũ đại lịch sử. Do bởi đại danh đỉnh đỉnh, hiện nay nhiều nơi
tranh nhau tự nhận đất cũ của nước cổ Dạ Lang thuộc về mình, khiến cho vấn đề
càng thêm mù mờ.
Đầu
tiên là “Quý Châu thuyết” 贵州说, thuyết này cho rằng
không nghi ngờ gì, nước Dạ Lang hiện nay là ở trong địa phận Quý Châu 贵州. Trong Hậu Hán
thư 后汉书 có chép sự ra đời của nước Dạ Lang:
Dạ Lang giả, sơ hữu nữ tử hoán vu Nguyệt Trục
thuỷ, hữu tam tiết đại trúc lưu nhập
túc gian, văn kì trung hữu hào thanh, phẫu trúc thị chi, đắc nhất nam nhi, quy
nhi dưỡng chi.
夜郎者, 初有女子浣于月逐水, 有三节大竹流入竹间, 闻其中有号声, 剖竹视之, 得一男儿, 归而养之.
(Dạ
Lang, xưa có cô gái giặt đồ ở sông Nguyệt Trục, một thanh trúc lớn 3 đốt theo
giòng nước trôi đến bên chân, nghe bên trong có tiếng kêu, bổ thanh trúc ra
nhìn, thấy có một bé trai, liền đưa về nhà nuôi.)
Dân tộc
nước cổ Dạ Lang lấy trúc làm totem, Quý Châu nhiều trúc, các dân tộc thiểu số
trong khu vực như Ngật Lão tộc 仡佬族, Di tộc 彝族, Bố Y tộc 布依族 đều có tập tục thờ
trúc làm thần linh, không ít nơi còn xây “Trúc Vương từ” 竹王祠. Tỉnh hội của Quý Châu 贵州 là Quý Dương 贵阳 gọi
tắt là “Trúc” 筑, cũng là từ “trúc” 竹 diễn biến mà
ra. Nhìn từ sự khai quật khảo cổ, Quý Châu cũng có nhiều chứng cứ. Sau khi nước
Trung Quốc mới thành lập, trong địa phận Quý Châu, văn vật của nước Dạ Lang
không ngừng được phát hiện. Những người làm công tác khảo cổ tại Hách Chương Khả
Lạc 赫章可乐đã 9 lần khai quật được văn vật ở hơn 200 ngôi mộ táng
của dân tộc Dạ Lang, đủ để chống đỡ cho luận đoán nơi đó từng là một trong những
khu vực trung tâm mà người Dạ Lang cư trú.
Thứ đến
là “Hồ Nam thuyết” 湖南说, thuyết này cho rằng, văn hoá Dạ Lang mà được ghi
chép trong sách sử đều mang hơi thở nước Sở nồng đậm, quốc đô của nó phải là tại
đất Sở, đồng thời thuyết này đề xuất, phía tây Hoài Hoá 怀化 thuộc
đất phát nguyên của nước cổ Dạ Lang, còn huyện Tân Hoảng 新晃 chính
là khu vực trung tâm của nước cổ Dạ Lang.
Những
người theo thuyết này cho rằng, quan điểm của họ không hề phủ nhận nước Dạ Lang
cũng bao hàm có một bộ phận địa phương của Quý Châu, chẳng qua trung tâm của nước cổ Dạ Lang và khởi nguyên của nó là tại Tương tây 湘西(2) Hồ Nam
湖南, dân phong hiện nay ở nơi đó đồng dạng như cái bóng của
nước cổ Dạ Lang.
Còn có người cho rằng trung
tâm của nước cổ Dạ Lang tại Tứ Xuyên 四川, tại Vân Nam 云南. Rốt cuộc nước cổ Dạ Lang ở nơi đâu vẫn còn là một bí
ẩn chưa có lời giải.
Chú của người
dịch
1- Dạ Lang tự đại
夜郎自大: thành ngữ này dùng để ví tính tự cao tự đại.
Xuất xứ
từ Sử kí – Tây nam di liệt truyện 史记 - 西南夷列传:
Điền Vương dữ Hán sứ ngôn: ‘Hán thục dữ ngã
đại?’ Cập Dạ Lang Hầu diệc nhiên. Các tự dĩ nhất châu vương, bất tri Hán quảng
đại.
滇王与汉使言汉孰与我大及夜郎侯亦然各自以一州王不知汉广大
(Điền
Vương hỏi sứ giả triều Hán rằng: ‘Hán và ta, nước nào lớn?’ Sau sứ giả triều
Hán đến nước Dạ Lang, Dạ Lang Hầu cũng hỏi như thế. Mỗi người làm vương một
châu, không biết rằng nước Hán lớn.)
(“Thành
ngữ đại từ điển” 成语大词典: Bắc Kinh – Thương vụ ấn thư quán, 2004)
2- Tương tây 湘西: cũng gọi là
Tương tây địa khu湘西地区, Đại Tương tây 大湘西là
gọi chung khu vực phía tây của Hồ Nam 湖南 bao gồm cả
thành phố Trương Gia Giới 张家界, châu tự trị Tương
Tây, thành phố Hoài Hoá 怀化, cùng các huyện
phía tây thành phố Thiệu Dương 邵阳.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 21/3/2019
Nguyên tác Trung văn
DẠ LANG CỔ QUỐC TẠI NÁ LÍ
夜郎古国在哪里
Trong quyển
TRUNG QUỐC VỊ GIẢI CHI MÊ
中国未解之谜
Tác giả: Hải Tử 海子
Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật