Dịch thuật: Hoàng thổ, Hoàng hà, Hoàng Đế - Bàn về chữ "hoàng"

HOÀNG THỔ, HOÀNG HÀ, HOÀNG ĐẾ
BÀN VỀ CHỮ “HOÀNG”

          Trong Thuyết văn 说文 nói rằng: chữ có chữ (điền), thanh là (huỳnh) ( là chữ   (quang) cổ) (1). Hoàng là màu của đất, cũng là màu của thóc; lưu vực Hoàng hà 黄河, hoàng thổ là nơi sinh sôi phát triển của tổ tiên người Trung Quốc, dân tộc Trung Quốc là chủng người sắc vàng, Hoàng Đế 黄帝 là tổ tiên của cộng đồng dân tộc Trung Hoa. Theo cổ sử ghi chép, Hoàng Đế tính Công Tôn 公孙, cư trú ở gò Hiên Viên 轩辕 cũng gọi là Hiên Viên thị 轩辕氏. Sau nhân vì sông Cơ nên đổi sang tính Cơ. Người Trung Quốc đều là con cháu Hoàng Đế, cũng gọi là con cháu Viêm Hoàng 炎黄. Viêm chỉ Viêm Đế, tức Thần Nông thị 神农氏. Truyền thuyết nói rằng, Viêm Đế và Hoàng Đế cùng đánh bại Xi Vưu 蚩尤, mở rộng lưu vực Hoàng hà, vén bức màn thời đại nông canh, kiến tạo ra văn hoá cổ xưa của dân tộc Trung Hoa. Tại huyện Hoàng Lăng 黄陵 ở Thiểm Tây 陕西 có lăng mộ Hoàng Đế, gọi là “Thiên hạ đệ nhất lăng”. Lăng này là đơn vị bảo hộ văn vật trọng điểm toàn quốc, trước lăng có khắc 4 chữ lớn “Nhân văn sơ tổ” 人文初祖, đồng thời có văn tế của các dân tộc khi tảo mộ tế Hoàng lăng. Có chữ đề của Trung Sơn 中山 tiên sinh:
Thế giới văn minh, duy hữu ngã tiên
世界文明, 唯有我先
(Với văn minh thế giới, chỉ có ta là trước tiên)
          Dân tộc Trung Hoa có quan hệ mật thiết với sắc vàng, sự sùng bái của mọi người đối với sắc vàng cũng có chỗ nương tựa.
          Trong ngũ sắc, sắc vàng là chính sắc thuộc trung ương. Sắc xanh đại biểu hướng đông; sắc đỏ đại biểu hướng nam; sắc trắng đại biểu hướng tây; sắc đen đại biểu hướng bắc. Vàng cũng là màu của đế vương. Trong Luận hành – Nghiệm phù 论衡 - 验符 có câu:
Giả Nghị nghị vu Văn Đế chi triều vân: “Hán sắc đương thượng hoàng.”
贾谊议于文帝之朝云: “汉色当尚黄
          (Lúc Văn Đế tại vị, Giả Nghị dâng kiến nghị, nói rằng: “Phục sắc của triều Hán chuộng sắc vàng”)
          Ví dụ như lấy ngọc mà nói, “hoàng tông” 黄琮 dùng trong tế Thiên (2), “hoàng thường” 黄裳 là sắc phục đế vương. Kì thực, đế vương mặc với sắc vàng đại để phải đến triều Tuỳ. Trong Tuỳ thư – Cao Đế kỉ 隋书 - 高帝纪 có ghi:
Khai Hoàng nguyên niên thu thất nguyệt Ất Mão, thượng thuỷ phục hoàng.
开皇元年秋七月乙卯, 上始服黄
          (Ngày Ất Mão mùa thu năm Khai Hoàng thứ 1, bề trên mới bắt đầu mặc với sắc vàng)
          Thay đổi trạng huống nhà Chu chuộng đỏ, nhà Tần chuộng đen, nhà Tề chuộng tím. Đến đời Đường, sắc vàng đã trở thành màu chuyên dụng của đế vương. Đầu thời Đường Cao Tổ Võ Đức 唐高祖武德 , cấm sĩ thứ không được mặc với sắc vàng.”Hoàng bào” 黄袍 dần trở thành sắc phục chuyên dùng của đế vương (3). Ngay cả lọng xe gọi là “hoàng ốc” 黄屋, cờ rồng gọi là “hoàng long đại đạo 黄龙大纛, ấn dùng loại “hoàng ấn” 黄印, giấy viết chiếu dùng loại “hoàng ma chỉ” 黄麻纸. Thiên tử cư trú tại “hoàng đường” 黄堂, tam công có “hoàng các” 黄阁, cấp sự trung có “hoàng phi” 黄扉 (4), thái giám có “hoàng môn” 黄门, con cháu đế vương gọi là “hoàng tộ” 黄祚, dường như tất cả đều là “hoàng”. Đến đời Tống, mái ngói của cung điện đế vương cũng dùng ngói hoàng lưu li để lợp. Cho nên nói màu vàng trở thành màu chuyên dụng của đế vương, người khác không được loạn dụng. Đời Đường, thi nhân Vương Duy 王维 nhân vì “linh nhân” 伶人 trong nhà (người ca hát thời cổ) múa “hoàng sư tử” 黄狮子 mà bị tội. Thời Ung Chính 雍正 nhà Thanh, Niên Canh Nghiêu 年羹尧 làm quan tới chức Tứ Xuyên Tổng đốc, Định Tây Tướng quân, được phong Nhất đẳng công vì dùng đất vàng để đắp đường, đồng thời có túi thơm màu vàng đã bị đế vương mượn cớ định tội chết (5). Vị hoàng đế cuối cùng – Phổ Nghi 溥仪 lúc còn nhỏ cùng em là Phổ Kiệt 溥杰 chơi đùa, tình cờ phát hiện Phổ Kiệt mặc áo lót màu vàng, lập tức trách hỏi rằng: “Đó là màu gì?” Phổ Kiệt hoảng sợ đáp rằng: “Đó có phải là màu hạnh hoàng 杏黄?” Phổ Nghi bảo rằng: “Không phải, đó là màu minh hoàng 明黄.” Lúc bấy giờ, người em gái bên cạnh sợ đang nấp sau lưng Phổ Kiệt, cơ hồ khóc không ra tiếng (6). Nhìn từ những tình tiết đó, đế vương rất mẫn cảm đối với màu sắc, người khác nếu ai đó mắc phải, tất sẽ có nỗi lo bất trắc. Mọi người đều biết, sự kiện Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận 赵匡胤 “hoàng bào gia thân” 黄袍加身, qua một đêm trở thành hoàng đế. Lãnh tụ nông dân Trương Giác 张觉, lợi dụng quần chúng đối với lí giải truyền thống về màu vàng đã lấy khăn vàng vấn đầu, đề xuất khẩu hiệu:
Thương thiên dĩ tử, hoàng thiên đương lập
苍天已死, 黄天当立
Phát động cuộc khởi nghĩa nông dân đại quy mô lên đến mấy chục vạn nhân mã, làm rúng động vương triều Hán đã có cơ nghiệp 400 năm.
          Hai chữ (hoàng) và (hoàng) khác nhau, Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇 tự xưng Thuỷ Hoàng Đế 始皇帝, chữ nguyên là từ chữ (tự) chữ (vương), có nghĩa là từ lúc bắt đầu, về sau chữ (tự) đổi thành chữ (bạch), so với chữ ban đầu thiếu đi một nét, từ đó nửa phần trên của chữ không là chữ (7).
          Chữ vốn là trong “tam hoàng ngũ đế” 三皇五帝, mang ý nghĩa quân chủ, như trong Độc đoán 独断 có nói, xưng hoàng đế chí tôn. Nó khác với chữ trong “địa hoàng” 地黄, “cốc hoàng” 谷黄, “kim hoàng” 金黄 ... 
黄帝 (Hoàng Đế) chỉ Hiên Viên thị 轩辕氏, hai chữ , không thể dùng lẫn lộn được.

Chú của nguyên tác
1- Thuyết văn giải tự 说文解字 thập tam thiên hạ “điền” bộ, Trung Hoa thư cục ảnh ấn.
2- Minh . Điền Nghệ Hành 田艺蘅 Lưu thanh nhật trát 留青日札 trang 435, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
3- Nhị thập ngũ sử . Cựu Đường thư . Dư phục chí 二十五史 . 旧唐书 . 舆服志:
          “Đầu thời Vũ Đức, nhân theo chế độ của của triều Tuỳ, “yên phục” 讌服 của thiên tử cũng gọi là “thường phục” 常服, duy chỉ lấy “hoàng bào” 黄袍 cùng “sam” sau dần dùng màu “xích hoàng” 赤黄, bèn cấm sĩ thứ không được dùng “xích hoàng” cho y phục. tạp sức.”
          Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, Thượng Hải thư điếm.
4- Ấu học quỳnh lâm . Văn thần 幼学琼林 . 文臣 trang 31, Nhạc Lộc thư xã.
5- Lịch sử tri thức 历史知识 tháng 5 năm 1981 Mạn đàm Hoàng Đế tử tôn hoà hoàng sắc 漫谈黄帝子孙和黄色 .
6- Phổ Nghi 溥仪 Ngã đích tiền bán sinh 我的前半生. Quần chúng xuất bản xã.
7- Thuyết văn giải tự 说文解字 nhất thiên thượng “vương” bộ, Trung Hoa thư cục ảnh ấn.

                                                          Huỳnh Chương Hưng
                                                          Quy Nhơn 18/8/2017
              
Nguyên tác Trung văn
HOÀNG THỔ, HOÀNG HÀ, HOÀNG ĐẾ
ĐÀM “HOÀNG”
黄土黄河黄帝
  “
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998
Previous Post Next Post