Dịch thuật: Vì sao Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu là "Thanh"

VÌ SAO HOÀNG THÁI CỰC ĐỔI QUỐC HIỆU LÀ “THANH”

          Hoàng Thái Cực 皇太极 là vị hoàng đế thứ hai của triều Thanh, cũng gọi là Thanh Thái Tông. Thời gian trị vì, ông đã đem niên hiệu trước đó là Thiên Thông 天聪 đổi thành Sùng Đức 崇德, đổi quốc hiệu là Thanh . Về lai lịch của chữ “Thanh”, trước giờ có nhiều thuyết khác nhau.
          Có người cho rằng, chữ có liên quan đến con “Đại thanh mã” 大青马 mà Nỗ Nhĩ Cáp Xích 努尔哈赤 vào một năm nọ cưỡi chạy lánh nạn. Truyền thuyết kể rằng, do bởi chạy quá gấp, con “Đại thanh mã” đã kiệt sức và chết, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng nhân đó mà thoát được đại nạn. Ông rất có cảm tình với con ngựa này, nói rằng:
          - Đại thanh ơi Đại thanh! Mầy vì ta mà chết, sau này ta được thiên hạ, quốc hiệu của ta sẽ là “Đại Thanh” 大清.
Chữ hài âm với chữ , về sau Hoàng Thái Cực sau khi xưng đế tại Thịnh kinh 盛京 đã lấy đó làm quốc hiệu.
Cũng có người cho rằng, chữ (thanh) và chữ (kim) trong tiếng Mãn có âm đọc rất gần, cho nên dùng chữ . Tộc Mãn là một chi của người Kim, chữ đã chỉ ra nguồn gốc của dân tộc này.
          Lại có người giải thích từ văn hoá Tát Mãn 萨满, nói rằng chính là , “thanh thiên” 青天 chính là “thông thiên” 通天, mang ý nghĩa cát tường.
          Ngoài ra cũng có người cho rằng việc đó Hoàng Thái Cực cần, khi tiến quân vào trung nguyên, do bởi (kim) khiến người ta liên tưởng đến nước Đại Kim thời Nam Tống, nhắc đến người Kim, mọi người sẽ nghĩ đến Nhạc Phi 岳飞, đổi quốc hiệu là “Thanh” có lợi ở chỗ sẽ giảm bớt những trở lực.
          Ngoài những cách giải thích trên, có người cho rằng Hoàng Thái Cực hiểu rõ về lí số ngũ hành hoặc khi xác định quốc hiệu đã được cao nhân chỉ điểm. Nhân vì (thanh) ngũ hành thuộc thuỷ, còn (minh) do bởi bên trái có chữ (nhật), cho nên thuộc hoả, mà thuỷ lại khắc hoả. Lấy ý nghĩa là Đại Thanh nhất định sẽ chiến thắng Đại Minh.
          Xem trong chính sử không thấy ghi chép nguyên nhân việc Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu là “Thanh”, Hoàng Thái Cực tự mình cũng không giải thích, trong Thanh Thái Tông Đế thực lục 清太宗帝实录 cũng không ghi chép. Cho nên đây cũng là một bí ẩn, mấy cách giải thích ở trên đều là sự suy đoán của người đời sau.

                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                          Quy Nhơn 04/6/2016

Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013
Previous Post Next Post