Dịch thuật: Chữ "xưởng"



CHỮ “XƯỞNG”
   
Bính âm chang (thanh điệu 3)

  2 nét
  15 nét

1- Công xưởng
xưởng phòng 厂房 / xưởng gia 厂家 / gia công xưởng 加工厂 / xuất xưởng 出厂
2- Khoảng đất trống để đồ vật hoặc nơi tiến hành gia công
          Môi xưởng 煤厂 / mộc xưởng 木厂 / hoá xưởng 货厂

Giải thuyết
          , bộ , kết cấu độc thể, chữ tượng hình.
          Dị thể của chữ , giản hoá thành , bảo lưu phần ngoài của chữ dị thể.

* (1) , thời cổ vốn đã có chữ này, chủ yếu có 2 âm đọc.
          - Đọc là han (thanh điệu 3), chữ tượng hình, biểu thị hình trạng sườn núi. (âm Hán Việt đọc là “hán” – ND).
Trong Thuyết văn 说文 ghi rằng:
Hán, sơn thạch chi nhai nham
, 山石之厓岩
(Hán là sườn núi do đá tảng nhô ra hình thành)
Nghĩa này hiện nay đã không dùng.
          - Đọc là an (thanh điệu 1), thông với chữ (am), đa phần dùng cho tên người, hiện nay cũng rất ít dùng, nên khó nhầm lẫn với chữ (xưởng) giản hoá.
          Đời Thanh khi san khắc bản Mục Liên kí 目莲记, chữ đã giản hoá thành, như vậy đã thấy đầu mối của giản hoá thành .
(2) Ngày trước xem chữ là chính thể, chữ là tục tự.
          Chữ thuộc bộ 广, chữ thuộc bộ .

Chú của người dịch
           Bính âm là nói tắt của “Hán ngữ bính âm”, tức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc.

                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                        Quy Nhơn 13/6/2016

Nguồn
GIẢN HOÁ TỰ, PHỒN THỂ TỰ ĐỐI CHIẾU TỰ ĐIỂN
简化字繁体字对照字典
Chủ biên: Giang Lam Sinh 江蓝生, Lục Tôn Ngô 陆尊梧
Thượng Hải – Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 1998.
Previous Post Next Post