HOÀNG LĂNG TRIỀU MINH
Hoàng
lăng 皇陵 của triều Minh vốn tên là Anh lăng 英陵, toạ lạc tại làng Thái Bình 太平
cách 7 km về phía tây nam huyện Phụng Dương 凤阳
tỉnh An Huy 安徽. Đây là mộ hợp táng phụ thân và mẫu thân của Chu
Nguyên Chương 朱元璋 là Chu Thế Trân 朱世珍
và Trần thị 陈氏.
Tổ tịch
của Chu Thế Trân tại Câu Dung 句容 Giang Tô 江苏, vì cuộc sống bức bách phải nhiều lần chuyển dời, cuối
cùng định cư tại thôn Cô Trang 孤庄 làng Thái Bình 太平 Hào Châu 濠州 (nay là Phụng
Dương, An Huy), làm ruộng chi địa chủ Lưu Kế Đức 刘继德,
gian nan vất vả sống qua ngày. Tháng 6 năm 1344, vì trận ôn dịch, Chu Thế Trân
64 tuổi, vợ là Trần thị 59 tuổi cùng người con trưởng là Chu Hưng Long 朱兴隆 nối nhau qua đời. Cả đời làm ruộng mà không có một mảnh
đất để chôn thân. Chu Nguyên Chương 17 tuổi xin địa chủ Lưu Kế Đức, ông ta
không những không cho đất mà còn quát mắng. Sau người anh của địa chủ là Lưu Kế
Tổ 刘继祖 thương tình cho một khoảnh đất nhỏ. Khi táng không
quan không quách, chỉ mặc cho người mất quần áo cũ rách vốn có, chôn cất sơ
sài.
Về sau
trong bài văn bia Hoàng lăng do Chu Nguyên Chương soạn, đối với việc này đã thuật
lại một cách bi thảm:
Xưa phụ hoàng của ta, ngụ cư tứ phương. Làm
nông gian khổ, sớm tối bàng hoàng. Phút chốc trời cao giáng nạn, quyến thuộc gặp
phải tai ương. Hoàng khảo 64 tuổi mệnh chung, Hoàng tỉ 59 tuổi lìa trần. Anh cả
mất trước, cả nhà tang tóc. Điền chủ Đức không quan tâm, còn quát tháo mắng la,
không cho chút đất, xóm làng thương xót. Bỗng người anh của ông ta khảng khái,
cấp cho chút đất. Lúc táng không quan không quách, chỉ mặc áo rách, chôn nông 3
thước, cúng tế chẳng có món ngon.
Tháng 4
năm 1366, Ngô Vương Chu Nguyên Chương về quê tế tổ, thấy phần mộ phụ mẫu hoang
phế, trong lòng không yên, liền bồi đắp lại tu chỉnh cho mới. Năm 1368, sau khi
Chu Nguyên Chương xưng đế, truy phong phụ mẫu là Nhân Tổ Thuần Hoàng Đế 仁祖淳皇帝, Thuần Hoàng Hậu 淳皇后.
Đồng thời từ năm 1369 đến 1378, xây Hoàng lăng cho phụ mẫu. Người anh thứ 3 và
chị dâu cùng 2 đứa cháu của Chu Nguyên Chương cũng phụ táng ở đây.
Hoàng
lăng chiếm khoảng 25km2 với 3 vòng tường thành là hoàng thành 皇城, chuyên thành 砖城,
thổ thành 土城. Chu vi thổ thành là
14,4km, chuyên thành là 3,7km, hoàng thành là 275m. Có các kiến trúc như Hồng
môn 红门, Hồng kiều 红桥, Linh tinh môn 棂星门, Ngự kiều 御桥, Kim môn 金门, Hoàng đường 皇堂…
Phần mộ hình cái đấu úp, dài khoảng 50m, rộng 35m cao 4m, trồng cây tùng cây
bá. Trung ương toạ lạc tại phía sau nội thành, toạ nam triều bắc, đây là nhân vì
cung điện trung đô tại phía đông bắc của Hoàng lăng, để hướng về trung đô nên
hướng khẩu triều bắc. Hai bên thần đạo bên trong bắc môn dựng 32 đôi hoa biểu
tượng đá 9 (thời kì “văn cách” bị phá hoại, tàn khuyết không còn nguyên vẹn. Hiện
ngoài 1 đôi bị tàn khuyết, còn lại đều được tu bổ hoàn chỉnh), trước Kim thuỷ kiều, phía tây dựng bia
Hoàng lăng, phía đông dựng bia không chữ (vô tự bi), cung khuyết điện vũ của
Hoàng lăng, tráng lệ uy nghiêm.
Năm
1635, Hoàng lăng gặp phải cơn binh hoả, phá huỷ. Mặc dù như vậy, nó vẫn được liệt
vào 1 trong 8 cảnh của Phụng Dương lúc bấy giờ.
Hiện tại
lăng khâu và thạch tượng của Hoàng lăng được bảo quản tốt, điêu khắc ở thạch khắc
tinh mĩ, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyên, là lăng có số lượng thạch khắc
ở thần đạo nhiều nhất trong số các lăng mộ đế vương đời Minh.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 27/11/2015
Nguyên tác Trung văn
HOÀNG LĂNG
皇皇陵
trong quyển
MINH ĐẠI THẬP BÁT LĂNG
明代十八陵
Tác giả: Hoàng Liêm 黄濂
Đại Liên xuất bản xã, 1999
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật