Dịch thuật: Bách tuế trường thọ

BÁCH TUẾ TRƯỜNG THỌ
NÓI VỀ CHỮ “KÌ” VÀ CHỮ “DI”

          Có một người từ Mĩ trở về Trung Quốc tổ chức tiệc mừng đại thọ mẫu thân 100 tuổi, người này mời nhà thư hoạ Trần Chính 陈政 thiết kế một chiếc dĩa thọ bằng sứ, trên dĩa có đề chữ. Trần Chính vui vẻ nhận lời, trên dĩa đã vẽ “Bách thọ đồ” 百寿图 làm nền, bên trên đề 4 chữ “Kì di chi khánh” (1) 颐之庆, đồng thời viết lạc khoản. Người Hoa đến từ phía tây bán cầu này trông thấy vô cùng vui mừng. Ông ta mang đến xưởng gốm nhờ làm mấy trăm chiếc dĩa thọ để tặng bạn bè lưu niệm. Nhưng không ngờ nhiều người không rõ hàm nghĩa của 4 chữ trên dĩa. Có người hỏi 2 chữ “kì di” (1) chỉ cái gì?
          Nói đến chữ “kì” (trên chữ dưới chữ ), nó là chữ dị thể của chữ . Trong giáp cốt văn chưa phát hiện, nhưng trên thanh đồng khí thời Xuân Thu đã xuất hiện “kì nhi chung” (1) 儿钟. Tự hình chữ trong “Ngô vương quang giám” 吴王光鉴, bộ phận biểu ý của chữ đặt ở bên phải chữ , dùng chữ “nhật” để làm ý phù. Hình thể này từ đó cố định. Nghĩa gốc của chữ (kì) là hẹn, hẹn cần phải có thời gian, cho nên dùng chữ “nhật” hoặc chữ “nguyệt” để biểu ý. Về sau diễn biến thành các nghĩa như:  “thời gian hạn định”, “số ngày quy định”, “kì vọng”, “yêu cầu”, “dự liệu”, “chu kì” …, trong sách cổ nó cũng được dùng làm ngữ trợ từ.
          Trong Lễ kí 礼记 có nói
….. bách niên vi số chi cực ….. kì vị bách niên dĩ chu, cố bách niên viết kì.
….. 百年为数之极 ….. 期谓百年已周, 故百年曰期
          (….. trăm tuổi là cực số, ….. kì, ý nói trăm tuổi là một chu kì, cho nên trăm tuổi gọi là kì)
          Chữ “di” là chữ hậu khởi mãi đến đời Tần mới xuất hiện, là chữ tiểu triện, thuộc loại chữ hình thanh, bên trái là thanh phù, bên phải là hình phù. Bên trái vốn có nghĩa là cái cằm. Dùng (hiệt) biểu ý. vốn là tượng hình đầu người. Thành ngữ “di chỉ khí sử” 颐指气使 mà thường dùng chính là xuất phát từ câu chuyện của danh tướng Quách Tử Nghi 郭子仪 đời Đường. Chuyện kể rằng, bộ hạ của Quách Tử Nghi có không ít lão tướng thuộc hàng vương hầu, niên cao vọng trọng, nhưng Quách Tử Nghi đã dùng cằm và sắc mặt để chỉ huy họ tiến thoái, giống như sai khiến nô dịch. Cho nên “di chỉ” 颐指 là hất hàm ra hiệu, “khí sử” 气使 là dùng ánh mắt để sai khiến. “Di chỉ” 颐指 cũng có nghĩa là “như ý”. Chữ ngoài nghĩa là cái cằm ra, còn có nghĩa là nuôi dưỡng. Hàn Dũ 韩愈 có nói:
Di thần bảo niên
颐神保年
(Dưỡng thần để kéo dài tuổi thọ)
          Chữ “di” trong “Di Hoà viên” 颐和园 ở Bắc Kinh cũng chính là ý di dưỡng tính tình, vui vẻ để kéo dài tuổi thọ.
          Thuộc cách sử dụng chuyển chú trong Hán văn chính là những chữ có ý nghĩa tương đồng được dùng qua lại với nhau, như: “chiêu” với “minh” , “tế” với “tiểu” , “cự” với “đại” v.v… Chữ “kì” và chữ “di” nói ở trên vào thời cổ đều giải thích là “lão” . Trong Lễ kí 礼记 có câu:
Bách niên viết kì di
百年曰期颐
(Trăm tuổi gọi là kì di)
Dùng để chỉ người thọ trăm tuổi.
         
Chú của người dịch:
1- Chữ “kì” ở đây gồm chữ ở trên và chữ ở dưới. Do máy không có chữ đó nên tạm mượn chữ .
         
                                                                     Huỳnh Chương Hưng
                                                                     Quy Nhơn 30/4/2015

Nguyên tác Trung văn
BÁCH TUẾ TRƯỜNG THỌ THOẠI “KÌ”, “DI”
百岁长寿话”, “
Trong quyển
HÁN TỰ ĐÍCH CỐ SỰ
汉字的故事
Tác giả: Úc Nãi Nghiêu 郁乃尧
Quang Minh nhật báo xuất bản xã, 2005.
Previous Post Next Post