Dịch thuật: Thổ Địa Thần

THỔ ĐỊA THẦN

          Thổ Địa Thần 土地神 dân gian gọi là Thổ Địa Công 土地公, Thổ Địa Gia 土地爺, vị phối ngẫu bên cạnh gọi là Thổ Địa Bà 土地婆, Thổ Địa Nãi Nãi 土地奶奶. Thổ Địa Thần là một trong những vị thần được thờ phụng phổ biến nhất ở Trung Quốc, miếu Thổ Địa có ở khắp nơi trong cả nước, nhà nhà cũng thường thờ Thổ Địa Thần. Lai lịch của Thổ Địa Thần bắt nguồn từ sự sùng bái đất đai của người dân. Khởi đầu của Thổ Địa Thần là một vị thần trừu tượng, theo sự phát triển của xã hội, Thổ Địa Thần cũng ngày càng được nhân cách hoá, đồng thời cũng có hình tượng của riêng mình. Nhìn chung, tượng Thổ Địa Thần trong các miếu là một lão ông tóc trắng, mặc bào, đội khăn đen, lão bà ngồi bên cạnh chính là Thổ Địa Nãi Nãi.
          Trong chư thần ở dân gian, Thổ Địa Thần là vị tiểu thần có địa vị cực thấp, chỉ quản lí một vùng nào đó và sự việc ở một khu vực nào đó, vì thế mọi người đã xem Thổ Địa Thần là vị thần bảo hộ thôn xã. Đồng thời, nhân vì tuổi cao mặt mày phúc hậu cho nên trong nhà của bách tính bình thường, Thổ Địa Thần được xem là gia thần. Ở Trung Quốc, Thổ Địa Thần là vị thần cát tường không chỉ nhận được sự sùng bái của Hán tộc, mà cũng còn nhận được sự sùng bái của các dân tộc thiểu số. Trong các dân tộc thiểu số cũng lưu truyền các dạng Thổ Địa Thần.
          Ngoài ra miếu hội ở Trung Quốc, một hoạt động dân tục đậm màu sắc dân tộc và nhận được sự hoan nghinh của quần chúng lưu truyền cả ngàn năm nay là một hoạt động không thể tách rời Thổ Địa Thần, ở đây đã ngưng kết công tích của Thổ Địa Gia, vị thần cát tường.

                                                                          Huỳnh Chương Hưng
                                                                          Quy Nhơn 01/3/2015
                                                                            
Nguyên tác Trung văn
THỔ ĐỊA THẦN
土地神
Trong quyển
CÁT TƯỜNG ĐÍCH TRUNG QUỐC
吉祥的中國
Bản công ti biên tập bộ biên soạn
Ngọc thụ đồ thư ấn loát hữu hạn công ti, năm Dân Quốc thứ 90.
Previous Post Next Post