Dịch thuật: Nguyên phục, đầu y, mạo tử

NGUYÊN PHỤC, ĐẦU Y, MẠO TỬ
BÀN VỀ CHỮ “QUAN”

          “Quan” (mũ) là chữ hội ý do 3 chữ hợp thành: “mịch” , “nguyên” và “thốn” . “Mịch” là vật để trùm lên đậy lên, “nguyên” là đầu, “thốn” là tấc trong thước tấc, biểu thị pháp độ. Do bởi đội quan như thế nào để có thể biểu thị sự khác nhau về địa vị thân phận của con người. “Quan” và “khấu” có tự hình tương cận, trong “khấu” không phải chữ “thốn” mà là chữ “phốc” , biểu thị dùng tay cầm khí giới đánh vào đầu người, đây cũng là chữ hội ý.
          “Quan” là từ gọi chung “biền miện” 弁冕. “Miện” là loại dành cho đế vương và sĩ đại phu đội, trên miện có tấm ván phẳng có những tua “lưu” rủ xuống. “Lưu” do ngọc xâu lại mà thành, cổn miện 衮冕của đế vương có 12 lưu, huyền miện 玄冕 của sĩ đại phu có 2 lưu (*). “Biền” cũng gọi là “bì biền” 皮弁 được làm bằng da hươu được xem là triều phục. Thái tử thời Tuỳ, Đường cùng các quan từ lục phẩm trở lên đều đội bì biền.
          Tên gọi và chủng loại của “quan” rất nhiều. Ở Luận ngữ - Tiên tiến 论语 - 先进 có “đoan chương phủ” 端章甫.
“Chương phủ” 章甫 là loại quan của thời Ân được làm bằng vải đen.
 “Thông thiên quan” 通天冠 cũng là loại của đế vương, bắt đầu có từ đời Tần, kết thúc vào đời Minh, đời Nguyên không dùng.
“Huệ Văn quan” 惠文冠 được Triệu Huệ Văn Vương 赵惠文王 đội, Triệu Vũ Linh Vương 赵武灵王 trang sức thêm đuôi con điêu.
“Giải trãi quan” 獬豸冠 nguyên được Sở Văn Vương 楚文王 đội, sau được quan Ngự sử đội, đây cũng chính là “pháp quan” 法冠
“Phụng quan hà phi” 凤冠霞披 là chế độ của nhà Hán, chỉ có Thái hoàng thái hậu, Hoàng thái hậu, Hoàng hậu khi vào miếu hành lễ mới dùng. Trên quan có trang sức chim phụng. “Hà phi” 霞披 là loại dành cho mệnh phụ được phong hiệu.  Đến thời Tống nếu không được ân tứ thì không được dùng.
“Viễn du quan” 远游冠 dành cho chư hầu.
“Ô sa” 乌纱 cũng là một loại quan. Mũ ô sa đã có từ thời Nam triều, triều Tuỳ chỉ có bề tôi hiển quý mới đội (1), Đường Thái Tông 唐太宗 xuống chiếu cho bách quan đều dùng.
“Tiến hiền quan” 进贤冠 dành cho quan văn.
“Hạt quan” 鶡冠 dành cho quan võ, do bởi loài chim hạt dũng mãnh, chiến đấu đến chết mới thôi cho nên gọi mũ của quan võ là “hạt quan”. Loại mũ “đâu mâu” 兜鍪 của võ sĩ là từ đồng nghĩa với từ “quan” . “Mâu” vốn là một dụng cụ dùng để nấu, miệng hẹp, đáy tròn, vành có gờ cuốn, tên cổ là “trụ” , sau thời Tần Hán gọi là “đâu mâu”.
          “Lộc bì quan” 鹿皮冠 là loại dành cho ẩn sĩ thời cổ.
         Nam quan” 南冠 được mượn dùng để thay cho từ “Nguyên sứ” 元使 (sứ nhà Nguyên), “ki tù” 羁囚 (bị giam cầm)
          Nói chung bách tính không đội quan mà chỉ dùng “cân” hoặc “trách” . “Cân” vốn là miếng vải thường vắt lên vâi trái, dùng để phủi đồ vật, sau dùng để trùm đầu. Đời Hán gọi nô bộc là “thương đầu” 苍头, tức dùng khăn đen vấn đầu. Cuối đời Hán, quân “hoàng cân” 黄巾 (khăn vàng) do Trương Giác 张觉 lãnh đạo dùng khăn vàng vấn đầu. “Trách” là loại khăn dùng để trùm lên búi tóc.
          Thời cổ con trai đến 20 tuổi thì làm lễ “gia quan” 加冠. Trong Bạch Hổ thông 白虎通 ghi rằng:
Nam tử ấu, thú tất quan; nữ tử ấu, giá tất kê.
男子幼, 娶必冠; 女子幼, 嫁必笄
(Con trai còn nhỏ, khi đến tuổi lấy vợ phải làm lễ đội mũ; con gái còn nhỏ, khi đến tuổi gã chồng phải làm lễ cài trâm)
Con trai đến 20 tuổi sẽ làm lễ “gia quan”. Trong Lễ kí – Quán lễ 礼记 - 冠礼 có ghi:
Quán giả lễ chi thuỷ dã.
冠者礼之始也
(Đội mũ là khởi đầu của lễ)
          Nghi thức lễ gia quan nhìn chung được tổ chức tại tông miếu, khi đội quan, tân khách phục sức cho người con trai và chúc rượu, sau đó sẽ buộc tóc lại và đội quan lên. Chàng trai bái tạ bà con cùng tân khách. Thời cổ, quý tộc và sĩ đại phu rất coi trọng quan. Tử Lộ 子路 lúc sắp mất đòi phải cột kĩ dây quan mới nhắm mắt. Tề Cảnh Công 齐景公 xoả tóc ra cửa không đội quan đã bị người giữ cửa ngăn lại, người giữ cửa đâm vào đùi ngựa, bức Tề Cảnh Công về lại cung. Thành ngữ có những câu:
Y quan sở sở
衣冠楚楚
(Áo mũ chỉnh tề)
Tân dục giả tất chỉnh quan
新浴者必整冠
 (Người mới tắm xong phải sửa mũ lại cho ngay ngắn)
từ một mức độ nhất định nào đó đều phản ánh sự coi trọng đối với “quan”.
          Hơn nữa, thời cổ khi con trai làm lễ gia quan còn đặt tên tự. Trong Lễ có nói:
Nam tử nhị thập quán nhi tự
男子二十冠而字
(Con trai đến 20 tuổi làm lễ gia quan và đặt tên tự)
Đã có danh sao lại còn có tự? Trong Lưu thanh nhật trát 留青日札 có ghi:
Quán nhi tự chi, kính kì danh dã
冠而字之, 敬其名也
(Làm lễ gia quan và đặt tên tự, đó là kính trọng cái danh)
Và: “quý kì danh dã” 贵其名也, “tôn kì danh dã” 尊其名也 (2). Một người khi có tên tự, thì danh ít dùng. Người khác gọi tự bất gọi danh, mình tự xưng thì xưng danh không xưng tự. Cho nên trong Công Dương truyện 公羊传 có ghi:
Danh bất như tự
名不如字
(Danh không như tự)
          Danh và tự có quan hệ như thế nào?
Danh, tự chi bản; tự, danh chi mạt dã
, 字之本; , 名之末也
(Danh là cái gốc của tự; tự là cái ngọn của danh)
Vương Sung 王充 nói rằng:
Cổ giả lập tự triển danh
古者立字展名
(Thời cổ đặt tự để thể hiện danh)
Danh và tự “ý nghĩa nương tựa vào nhau”. Trong Bạch Hổ thông 白虎通 nói rằng:
Văn danh tức tri kì tự, văn tự tức tri kì danh
闻名即知其字, 闻字即知其名
(Nghe danh thì biết được tự, nghe tự thì biết được danh)
Như Tô Thức 苏轼 tự là Tử Chiêm 子瞻, “thức” là thanh gỗ ngang trước xe, dựa vào thức để mà nhìn xem (chiêm ).

CHÚ CỦA NGUYÊN TÁC
(1)- Phương Dĩ Trí 方以智 Thông nhã 通雅, trang 1094,
Tuỳ Văn Đế Khai Hoàng trứ ô sa, …. Đường chế bạch sa mạo hựu chế ô sa mạo.
隋文帝开皇著乌纱, ….. 唐制白纱帽又制乌纱帽
(Thời Tuỳ Văn Đế niên hiệu Khai Hoàng đội ô sa, ….. Thời Đường làm ra mũ bạch sa lại còn làm ra mũ ô sa.)
Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
(2)- Điền Nghệ Hành 田艺衡, Lưu thanh nhật trát 留青日札, trang 302, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
 CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(*)- Theo Trung Quốc y kinh 中国衣经, do Mâu Lương Vân 缪良云 chủ biên, miện thiên tử có 12 lưu, tam công cùng chư hầu có 9 lưu, khanh có 7 lưu.
          Trang 127, Thượng Hải văn hoá xuất bản xã, 2000.

                                Huỳnh Chương Hưng
                                                                Quy Nhơn 12/6/2014
              
Nguyên tác Trung văn
NGUYÊN PHỤC, ĐẦU Y, MẠO TỬ
ĐÀM “QUAN”
元服, 头衣, 帽子
  “
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998
Previous Post Next Post