Dịch thuật: Chữ "mã" viết sai, Thạch Kiến sợ chết (tiếp theo)

CHỮ “MÔ VIẾT SAI, THẠCH KIẾN SỢ CHẾT
BÀN VỀ CHỮ “MÔ
(tiếp theo)

          Ngựa đứng đầu trong lục súc (*), hình dáng to khoẻ, có thể chở nặng đi xa, nó là công cụ sản xuất, công cụ giao thông và cũng là công cụ trọng yếu dùng trong chiến tranh. Dùng ngựa để cày ruộng, nhờ nó mà giải phóng sức lao động; dùng ngựa để truyền đạt tin tức, mỗi giây nó có thể chạy 17 mét, đạt kịp tốc độ của xe lửa. Ngựa có thể kéo nặng khoảng 4 tấn. Thời cổ đại, ngựa dùng để chở đồ. Nói chung hễ có ngựa là có xe, có xe là có ngựa, cho nên thời cổ có nhiều chiến xa, dùng ngựa để kéo xe khi tác chiến. Người xưa rất ít khi cưỡi ngựa, theo lời sớ của Khổng Dĩnh Đạt 孔颖达 được chép trong Quần toái lục 群碎录
Cổ nhân bất kỵ mã, cố kinh điển bất kiến.
古人不骑马, 故经典不见
(Người xưa không cưỡi ngựa, cho nên không thấy chép trong kinh điển)
Trong Năng Cải Trai mạn lục 能改斋漫录  và trong Tả truyện – Chiêu Công nhị thập ngũ niên 左传 - 昭公二十五年  có nói đến Tả Sư Triển 左师展 cưỡi ngựa mà về, có lẽ đây là ghi chép sớm nhất về việc cưỡi ngựa (1). Còn như Triệu Vũ Linh Vương 赵武灵王 (năm 325 trước CN – năm 300 trước CN) chủ trương ăn mặc theo lối người Hồ, cưỡi ngựa bắn tên (Hồ phục kỵ xạ - 胡服骑射), lúc bấy giờ người cưỡi ngựa đã là rất nhiều. Mặc dù là cưỡi ngựa nhiều, mối quan hệ giữa ngựa và xe luôn mật thiết, từ chữ Hán có thể thấy được điều đó.  Như đóng 2 ngựa đi với nhau gọi là Biền ; 3 ngựa đi với nhau gọi là Tham ; 4 ngựa đi với nhau gọi là Tứ . Đóng 4 ngựa vào một xe gọi là Thặng , thời cổ có nước thiên thặng (thiên thặng chi quốc - 千乘之国), vua vạn thặng (vạn thặng chi quân - 万乘之君), có thể tính ra được số ngựa xe ấy. Trong quân đội, số xe, ngựa, lính có tỷ lệ nhất định. Như trong Trần Thiệp khởi nghĩa 陈涉起义 ghi rằng:
Tý chí Trần, xa lục thất bách thặng, kỵ thiên dư, tốt sổ vạn nhân.
比至陈, 车六七百乘, 骑千余, 卒数万人
          ( Khi đến đất Trần, đã có sáu bảy trăm cỗ xe, hơn ngàn kỵ binh, mấy vạn quân lính)
          Còn như xe ngựa mà mà đế vương đại thần sử dụng cũng có quy định. Thiên tử dùng 6 ngựa, bên trái bên phải đều có Tham (**); bậc Tam công Cửu khanh dùng 4 ngựa bên trái có Tham; nhà Hán quy định, quan Cửu khanh hưởng 2000 thạch cũng được bên phải có Tham. Thái thú chỉ được dùng 4 con, trong đó người nào phẩm trật hưởng 2000 thạch thì bên phải có Tham; cho nên dùng từ Ngũ mã 五马 để chỉ Thái thú, đời nhà Hán Thái thú so với Châu trưởng được dùng ngũ mã cho nên nói như thế.
          Về đặc điểm sinh thái của ngựa cũng có những điểm thú vị. Mắt ngựa dẹp mà dài nằm ở hai bên đầu cho nên tầm nhìn rất rộng, điều này có liên quan đến  thuỷ tổ của loài ngựa sống trường kỳ trên thảo nguyên. Một đặc điểm khác của ngựa là răng của ngựa tuỳ theo tuổi mà mọc thêm. Cho nên từ răng ngựa có thể phán đoán tuổi của chúng. Theo ghi chép ở Quốc hiến gia du 国宪家猷 
          Mã tứ niên nhi lưỡng xỉ, ngũ niên nhi tứ xỉ, lục niên nhi lục xỉ thành hỹ. Thất niên nhi hữu nhất xỉ khuyết, bát niên nhi thượng hạ lưỡng biên các nhất khuyết. …. (2).
          马四年而两齿, 五年而四齿, 六年而六齿成矣. 七年而右一齿缺, 八年而上下两边各一缺. ….
          (Ngựa 4 tuổi mọc 2 răng, 5 tuổi mọc 4 răng, 6 tuổi mọc 6 răng là trưởng thành. 7 tuổi rụng 1 răng bên phải, 8 tuổi trên dưới hai bên đều rụng một)
Cho nên mọi người thường dùng thành ngữ Mã xỉ đồ tăng 马齿徒增 khiêm tốn ví tuổi tác đã nhiều (***) 
          Một đặc điểm nữa của ngựa là tai ngựa có thể chuyển động. Từ động tác của tai ngựa, người giỏi cưỡi có thể nhận biết tính tình của ngựa. Như tai ngựa hướng ra sau, mũi thở gấp, hai mắt nhìn đăm đăm ấy là ngựa sợ và phát giận; hai tai vẫy liên tục, đuôi cũng vẫy ấy là ngựa bình tĩnh; tai ngựa một dựng một cụp ấy là ngựa đang chú ý. Ngoài ra những câu như Lão mã thức đồ 老马识途 (****), Nghịch phong nhi hành tắc kiện 逆风而行则健 (*****)  đều nói lên đặc điểm và sinh thái của ngựa.
          Những từ ngữ liên quan đến ngựa cũng nhiều, như từ Phò (phụ) mã 驸马 vốn chỉ Phò mã đô uý 驸马都尉, tên một chức quan chủ quản xa mã tuỳ tùng của Hoàng đế. Hà Yến 何晏 nước Nguỵ thời Tam quốc được phong Phò mã đô uý, lại cưới An Lục công chúa 安陆公主con gái của Tư Mã Ý 司马懿, Và Vương Tế 王济 (******) mến mộ con gái của Tư Mã Chiêu 司马昭 là Thường Sơn  công chúa 常山公主, cũng được làm Phò mã đô uý. Từ đó trở đi, Phò Mã trở thành danh từ chỉ con rể của Hoàng Đế.
          Với từ Phách mã (拍马 – nịnh bợ), Cố Hiệt Cương 顾颉刚 đã khảo chứng như sau:
          Tây Bắc sơn đạo trắc hiệp, bất lợi hành xa, nhân đa đan kỵ, trung hộ chi gia giai súc mã, thị vi đệ nhị sinh mạng. Mông Cổ hữu ‘Nhân bất xuất danh mã xuất danh’ chi ngạn, dĩ đắc tuấn mã vi vô thượng quang vinh, bình nhật khiên mã tương ngộ, hằng hỗ phách kỳ cổ viết, ‘Hảo mã, hảo mã’ biểu thị hân thưởng tán thán chi ý, bản vô siểm mỵ chi hiềm. Đãi tương diên ký cửu, tại giai cấp xã hội trung, hữu nhân thuận phong thừa ý, xu viêm phụ thế, tắc hữu bất trạch kỳ mã lương phủ nhi cô phách kỳ cổ giả: ‘Đại nhân hảo mã’, toại lưu vu phụng thừa xu phụ chi đồ hỹ.
          西北山道仄狭, 不利行车, 人多单骑, 中户之家皆畜马, 视为第二生命. 蒙古有人不出名马出名之谚, 以得骏马为无上光荣, 平日牵马相遇, 恒互拍其股曰: ‘好马, 好马表示欣赏赞叹之意, 本无谄媚之嫌. 迨相延既久, 在阶级社会中, 有人顺风承意, 趋炎附势, 则有不择其马良否而姑拍其股者: ‘大人好马遂流于奉承趋附之途矣.
          (Đường núi vùng Tây Bắc nhỏ hẹp, không lợi cho việc đi bằng xe, mọi người đa phần đều cưỡi ngựa, những hộ trung bình đều nuôi ngựa, xem ngựa như sinh mệnh thứ hai. Người Mông Cổ có câu ngạn ngữ: ‘người không nổi tiếng, ngựa nổi tiếng’, cho rằng có được ngựa hay là vinh dự không gì bằng, thường ngày dắt ngựa gặp nhau, luôn vỗ vào mông ngựa và nói rằng: ‘ngựa hay, ngựa hay’, biểu thị sự hâm mộ tán thưởng, vốn chẳng có ý siểm nịnh gì. Về sau, đến xã hội có giai cấp, có kẻ nhân cơ hội, xu phụ bợ đỡ, chẳng cần biết ngựa hay ngựa dở, cứ vỗ mông ngựa và nói: ‘Đại nhân ngựa tốt’, nó trở thành từ phổ biến chỉ sự xu nịnh)
         Còn như chữ trong các từ như Pháp mã 法码 (quả cân) dụng cụ dùng trong đo lường, Trù mã 筹码 (thẻ) dùng trong cờ bạc, Mã đầu 码头 (bến đò), theo Lưỡng ban Thu vũ am tuỳ bút 两般秋雨盦随笔 cho rằng nó vốn là chữ tượng hình.

CHÚ CỦA NGUYÊN TÁC
(1)- Ngô Tăng 吴曾 trong Năng Cải Trai mạn lục 能改斋漫录 mục Kinh điển vô đơn kỵ đã viết rằng:
          Cổ giả phục ngưu thừa mã, mã dĩ giá xa, bất đơn kỵ dã. Chí lục quốc chi thời, thuỷ hữu đơn kỵ. Tô Tần sở vị xa thiên thặng, kỵ vạn thất thị dã.
          古者服牛乘马, 马以驾车, 不单骑也. 至六国时, 始有单骑. 苏秦所谓车千乘, 骑万匹是也.
          (Thời cổ dùng trâu ngựa kéo xe, ngựa đóng vào xe, không cưỡi. Đến thời lục quốc mới có cưỡi ngựa. Như Tô Tần có nói: xe ngựa có đến ngàn chiếc, ngựa cưỡi có đến vạn con.)
                                                       Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
(2)- Cách trí kính nguyên 格致镜原, quyển Hạ, trang 956,
                                                    Giang Tô Quảng Lăng cổ tịch khắc ấn xã.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(*)- Lục súc 六畜: từ Lục súc thường thấy trong các điển tịch thời Tiên tần như Tả truyện, Chu lễ. Sách giải thích nội hàm của từ Lục súc sớm nhất là Nhĩ Nhã 尔雅. Trong sách này, lục súc được sắp xếp như sau:
 Mã – ngựa, Ngưu – trâu, Dương – dê, Trư – heo, Cẩu – chó, Kê – gà.
 Trong Tam tự kinh 三字经  lục súc được sắp xếp như sau:
– ngựa, Ngưu – trâu, Dương – dê, Kê – gà, Khuyển – chó, Thỉ – heo.
          Nguồn http://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%85%AD%E7%95%9C       
(**)- Tham : thời cổ đại, ngựa đóng kèm vào hai bên xe gọi là Tham.
          Trong Lưỡng Chu thời kỳ quý tộc xa mã chế độ trung đích “Tả tham” vấn đề 两周时期贵族车马制度中的左骖问题, Chu Tân Phương 周新芳 đã viết rằng:
            Tiên Tần thời kỳ mã xa vi độc chu, lưỡng Chu thời kỳ quý tộc xa mã chế độ dĩ giá nhị giá tứ vi thường. Các cấp quý tộc tại nhật thường sinh hoạt trung nhất ban thừa toạ nhị mã giá vãn đích xa tử, chỉ hữu tại trọng yếu lễ nghi trường hợp tài giá tứ mã. --- Kháo cận xa viên đích vi lưỡng phục, lưỡng phục chi ngoại vi lưỡng tham. Tả tham, tức chỉ nhất xa giá tứ mã thời tối tả biên đích tham mã. Tại đặc thù tình huống hạ đích tam mã giá nhất xa thời, vãng vãng bả lưỡng phục chi ngoại đích đệ tam mã phóng tại tả biên, tức lưỡng phục tả biên đa xuất đích nhất mã vi tả tham. Nhất ban thuyết lai, Chu đại các cấp quý tộc tại đại đa số tình huống hạ phục dụng nhị mã, trọng yếu trường hợp tài giá tứ mã, giá tam mã đích tình huống thị thực vi thiểu kiến đích, giá tam hoặc giá tứ thời tài hội hữu tả tham. ….
          先秦时期马车为独辀, 两周时期贵族车马制度以驾二驾四为常. 各级贵族在日常生活中一般乘坐二马驾挽的车子, 只有在重要礼仪场合才驾四马 --- 靠近车辕的为两服, 两服之外为两骖. 左骖, 即指一车驾四马时最左边的骖马. 在特殊情况下的三马驾一车时, 往往把两服之外的第三马放在左边, 即两服左边多出的一马为左骖. 一般说来, 周代各级贵族在大多数情况下服用二马, 重要场合才驾四马, 驾三马的情况是极为少见的, 驾三或驾四时才会有左骖. …
          (Thời Tiên Tần xe ngựa chỉ có một càng, thời lưỡng Chu chế độ xe ngựa của các cấp quý tộc thường đóng 2 ngựa hoặc 4 ngựa. Trong cuộc sống thường ngày, các cấp quý tộc thường chỉ ngồi xe do 2 ngựa kéo. Chỉ trong những trường hợp lễ nghi quan trọng mới dùng xe 4 ngựa. Hai ngựa gần càng xe gọi là phục , bên ngoài của 2 phục là 2 tham .Tả tham 左骖 tức chỉ con ngựa ở ngoài cùng bên trái khi xe đóng 4 ngựa. Trong những trường hợp đặc thù khi 3 ngựa đóng vào một xe thì luôn đem con ngựa thứ ba ở phía ngoài 2 con phục đóng bên trái, tức bên trái của của 2 con phục có thêm ngựa Tham. Nói chung, các cấp quý tộc đời Chu trong đại đa số tình huống đều dùng 2 ngựa, trường hợp quan trọng mới dùng đến 4 ngựa; còn tình huống dùng 3 ngựa rất ít thấy; khi đóng 3 ngựa hoặc 4 ngựa mới có tả tham…..)
(***)- MÃ XỈ ĐỒ TĂNG 马齿徒增: Răng ngựa tăng thêm. Ví tuổi tác đã nhiều mà sự nghiệp vẫn chưa có thành tựu gì. Thành ngữ này xuất xứ từ Cốc Lương truyện – Hy Công nhị niên 谷梁传 - 僖公二年
          Thời Xuân Thu, nước Tấn muốn thôn tính nước Quắc nhưng không có đường. Quan Đại phu là Tuân Tức 荀息 kiến nghị nên dùng ngựa Khuất Sản 屈产 và ngọc Thuỳ Cức 垂棘 dâng cho nước Ngu để mượn đường. Nước Tấn diệt được nước Quắc. 5 năm sau nước Tấn cử binh đánh luôn nước Ngu, Tuân Tức nhân đó đoạt lại ngựa và ngọc. Tuân Tức dắt ngựa cầm ngọc tiến lên và nói rằng:
Bích tắc do thị dã, nhi mã xỉ gia trường hỹ.
璧则犹是也, 而马齿加长矣
         (Ngọc thì vẫn như cũ mà răng ngựa đã mọc thêm mấy cái rồi)   
          Nguồn http://cy.kdd.cc/K/RT
(****)- LÃO MÃ THỨC ĐỒ 老马识途: Ngựa quen đường cũ. Ví với người có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết mọi tình huống. Thành ngữ này xuất xứ từ Hàn Phi Tử - Thuyết lâm thượng 韩非子 - 说林上
          Quản Trọng Thấp Bằng tùng vu Hoàn Công phạt Cô Trúc. Xuân vãng Đông phản, mê hoặc thất lộ. Quản Trọng viết: “Lão mã chi trí khả dụng dã”. Nãi phóng lão mã nhi tuỳ chi, toại đắc đạo.
          管仲, 隰朋从于桓公伐孤竹. 春往冬返, 迷惑失路. 管仲曰: “老马之智可用也乃”. 放老马而随之, 遂得道.
          (Quản Trọng, Thấp Bằng theo Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Mùa Xuân đi, mùa Đông quay về, lúc quay về lạc mất đường. Quản Trọng bảo rằng: “Trí nhớ của ngựa có thể dùng được”. Bèn thả cho ngựa đi rồi đi theo, cuối cùng tìm được đường về)
(*****)- NGHỊCH PHONG NHI HÀNH TẮC KIỆN 逆风而行则健: câu này xuất xứ từ Tịch thượng hủ đàm(席上腐谈  của Du Diễm 俞琰:
          Ngưu vật thuận, thừa phong nhi hành tắc thuận; mã kiện vật, nghịch phong nhi hành tắc kiện.
牛物顺, 乘风而行则顺; 马健物, 逆风而行则健
(Trâu là loài chịu thuận,theo gió mà đi thì thuận; ngựa là loài chịu mạnh, ngược gió mà đi càng mạnh)
          DU DIỄM 俞琰: nhà Đạo giáo học cuối thời Tống đầu thời Nguyên, tự Ngọc Ngô 玉吾, hiệu Toàn Dương Tử 全阳子, Lâm Ốc sơn nhân 林屋山人, Thạch Giản đạo nhân 石涧道人, người quận Ngô (nay thuộc Tô Châu - 苏州, Giang Tô - 江苏), về năm sinh năm mất hiện vẫn không thống nhất.
(******)- VƯƠNG TẾ 王济 (khoảng 246 – 291): tự Vũ Tử 武子, người Tấn Dương 晋阳, Thái Nguyên 太原 (nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây), ông là con thứ của Đại tướng quân Vương Hồn 王浑 thời Tây Tấn. Vương Tế tài hoa, thông minh, phong thái hào sảng, được Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm 司马炎 chọn làm rể cưới công chúa Thường Sơn 常山.
          Nguồn http://baike.baidu.com/view/202231.htm
          Trong nguyên tác, Vương Tế cưới con gái của Tư Mã Chiêu
          Vương Tế thượng Tư Mã Chiêu chi nữ Thường Sơn công chúa, dã bái Phò mã đô uý.
王济尚司马昭之女常山公主, 也拜驸马都尉
 Con gái của Tư Mã Chiêu là Kinh Triệu công chúa 京兆公主. Có lẽ trong nguyên tác in nhầm.
                                                                  Huỳnh Chương Hưng
                                                                 Quy Nhơn 10/02/2014
              
Nguyên tác Trung văn
MÃ TỰ NGỘ TẢ, THẠCH KIẾN CỤ TỬ
ĐÀM  “MÔ
马字误写石建惧死
  “
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998.
Previous Post Next Post