Dịch thuật: Tập tục rước dâu của người Khách gia


TẬP TỤC RƯỚC DÂU
 CỦA NGƯỜI KHÁCH GIA

          Tập tục rước dâu trong hôn lễ của người Khách gia (1) ở Mân tây 闽西 (2) rất đặc biệt. Sau khi đội ngũ rước dâu của nhà trai đến nhà gái, cô dâu phải đứng trong một cái nia có vẽ hình bát quái đặt trước cửa nhà và thay đôi giày mới, gọi là “quá mễ si” 过米筛, tượng trưng cho việc cô dâu để lại nhà cha mẹ tiền của, đi đến nhà mẹ chồng lập nghiệp lại. Tiếp đó, cô dâu được cõng ra khỏi nhà, khi lên xe, anh em của cô dâu lấy một bát nước hắt vào xe, biểu thị con gái đã gã chồng giống như bát nước đã hắt đi, lúc bấy giờ cô dâu sẽ khóc lên.
          Sau khi đến nhà trai, cô dâu phải bước qua lò lửa đầy than hồng để biểu thị sự “hưng vượng”. Lúc này mới bắt đầu các trình tự hôn lễ.

CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1) NGƯỜI KHÁCH GIA: tức người Hán từ trung nguyên dời xuống phía nam. Do bởi sự xâm chiếm của các bộ tộc vùng biên cương, tiên dân Khách gia đã từ trung nguyên dời chuyển xuống phía nam, về sau phân tán các nơi, hình thành cục diện người Khách gia phân tán ra toàn thế giới.
(2)- MÂN TÂY 闽西: là tên gọi một khu vực, thời cổ chỉ châu bộ ở cực tây của Bát Mân 八闽 là Đinh Châu 汀州, hiện nay chỉ khu vực ở cực tây tỉnh Phúc Kiến 福建.

                                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                                           Quy Nhơn 03/5/2013

Nguyên tác Trung văn
KHÁCH GIA PHONG TỤC
THÚ THÂN
客家风俗
娶亲
Trong quyển
HUỀ TRÌNH TẨU TRUNG QUỐC
PHÚC KIẾN – QUẢNG ĐÔNG – HẢI NAM
携程走中国
福建 - 广东 - 海南
Chủ biên: Huề trình lữ hành phục vụ công ti
Thượng Hải Tam Liên thư điếm, 2001.
Previous Post Next Post