Dịch thuật: Chữ "quy" trong Hán ngữ cổ


CHỮ  “QUY” 歸 TRONG HÁN NGỮ CỔ

1- Con gái xuất giá:
          Trong Thi kinh – Chu Nam – Đào Yêu 詩經 - 周南 - 桃夭 có câu:
Chi tử vu quy
Nghi kì thất gia
之子于歸
宜其室家
(Nàng ấy đi lấy chồng
Thì ắt thuận hoà êm ấm cảnh gia đình)
(Bản dịch của Tạ Quang Phát, Kinh Thi, tập 1, trang 59, nxb Văn học, 1991)
2- Về nhà, về lại nước:
          Trong Luận ngữ - Tiên tiến 論語 - 先進:
Phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy
風乎舞雩,詠而歸
(Hóng mát ở Vũ Vu, rồi ca vịnh kéo nhau về nhà)
          Trong Tả truyện – Thành Công tam niên 左傳 - 成公三年:
Tử quy hà dĩ báo ngã?
子歸何以報我?
(Ông ra về, lấy gì để báo đáp ta?)
- Chữ “quy” còn biểu thị ý nghĩa “khiến ai đó trở về” “đưa tiễn ra về”. Như trong Tả truyện – Thành Công tam niên 左傳 - 成公三年:
Tấn nhân quy công tử Cốc  Thần dữ Liên Doãn Tương Lão chi thi vu Sở.
晉人歸公子谷臣與連尹襄老之尸于楚.
          (Người Tấn trả công tử Cốc Thần và thi thể của Liên Doãn Tương Lão về lại cho nước Sở)
 - Dẫn đến nghĩa “cuối cùng về đến một địa điểm nào đó”. Như trong Chu Dịch – Hệ từ hạ 周易 - 繫辭下 có câu:
Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ
天下同歸而殊途
(Thiên hạ đều về cùng một nơi tuy đường lối có khác nhau)
          - Dẫn đến nghĩa “quy phụ” 歸附, “quy thuộc” 歸屬, “tập trung lại”. Như trong Luận ngữ - Tử trương 論語 - 子張 có câu:
Thiên hạ chi ác giai quy yên.
天下之惡皆歸焉
(Những cái ác trong thiên hạ đều dồn về ở đó)
3- Chữ đọc là “quỹ” với nghĩa là biếu, tặng, thông với chữ (quỹ) (bính âm là kui thanh 4) .
          Trong Luận ngữ - Dương Hoá 論語 - 陽貨:
Quỹ Khổng Tử đồn
歸孔子豚
(Biếu Khổng Tử một con heo sữa luộc chín)
          Và trong Luận ngữ - Vi Tử 論語 - 微子:
Tề nhân quỹ nữ nhạc
齊人歸女樂
(Người nước Tề tặng nữ nhạc)
Phân biệt chữ (quy) với chữ (hoàn):
          Nét nghĩa thứ 2 của chữ có chỗ giống với chữ : đều có nghĩa là “về” “trở về”. Nhưng chữ đặc chỉ “về nhà”, “về lại nước”, còn chữ chỉ đơn giản biểu thị nghĩa “về”, “trở về” mà thôi.

                                                                             Huỳnh Chương Hưng
                                                                             Quy Nhơn 19/4/2013

Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 2)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
Previous Post Next Post