Dịch thuật: Sự biến hoá từ tính của chữ "bị"

SỰ BIẾN HOÁ TỪ TÍNH CỦA CHỮ “BỊ”
BÀN VỀ CHỮ “BỊ

          (bị) trong被褥 (bị nhục = chăn đệm), thời cổ gọi là (khâm = cái chăn). Nhưng chữ này xuất hiện rất sớm, theo truyền thuyết Thần Nông 神农 làm ra (bị = chăn), nhưng chỉ là truyền thuyết mà thôi, về sau phái sinh nghĩa động từ, rồi nghĩa giới từ. Quỹ đạo phái sinh đó rất rõ ràng:
          dùng để ngăn rét, vốn là danh từ. ngăn rét là dùng để đắp, thế là phái sinh nghĩa 蒙受 (mông thụ = bị, chịu), 遭受 (tao thụ = bị,chịu), danh từ trở thành động từ. Như Triều Thố 晁错 trong Luận quý túc sớ 论贵粟疏 có nói:
Cần khổ như thử, thượng phục bị thuỷ hạn chi tai.
勤苦如此, 尚复被水旱之灾
(Cần khổ như thế mà hãy còn bị thuỷ tai hạn tai)
          ở đây có nghĩa là “tao thụ” (bị, chịu), động từ. Bất luận là “tao thụ” hay “mông thụ” đều không phải là điều người ta bằng lòng tiếp nhận, không phải là chủ động tiếp nhận, mà là mang ý nghĩa bị động, thế là lại hư hoá làm tiêu chí của bị động, thành giới từ. Như “quốc vương bị báng” 国王被谤 (quốc vương bị phỉ báng), “kì nhân bị vũ” 其人被侮 (người đó bị khinh nhờn) ... làm giới từ xuất hiện vào thời Hán, có người khôi hài gọi là “lão thanh niên” 老青年. Nói là “lão” là bởi trong 被褥 sớm vào thời Tiên Tần đã xuất hiện; nói là “thanh niên” 青年, là bởi nó là giới từ đến thời Hán mới có. Câu Kim nhật thập tam nhật, thần bị Thượng thư triệu hồi 今日十三日, 臣被尚书召回 (hôm nay ngày 13, thần bị Thượng thư triệu hồi) trong Bị mục thời 被牧时 của Thái Ung 蔡邕, chữ trong đó, mọi người cho nó là chữ giới từ xuất hiện sớm nhất. Sau này, làm giới từ dần nhiều lên. Như trong Vĩnh ngộ Lạc 永遇乐 của Tân Khí Tật 辛弃疾 có câu:
Phong lưu tổng bị vũ đả phong xuy khứ.
风流总被雨打风吹去
(Phong lưu luôn bị mưa vùi gió dập)
          Và như trong Khuất Nguyên liệt truyện 屈原列传:
Tín nhi kiến nghi, trung nhi bị báng, năng vô oán hồ.
信而见疑, 忠而被谤, 能无怨乎
(Thành tín mà lại bị nghi ngờ, trung thực mà lại bị phỉ báng, há không thể oán giận sao)
          Những chữ có tác dụng tương đồng với chữ (bị) còn có (kiến), (vu), (vi) v.v...
- (kiến) trong câu “tín nhi kiến nghi” 信而见疑mang ý nghĩa bị động.
          - (vu) trong câu “binh phá vu Trần Thiệp, địa đoạt vu Lưu thị” 兵破于陈涉地夺于刘氏 (1), cũng mang ý nghĩa bị động.
          - (vi) trong câu “tiên pháp chế nhân, hậu tắc vi nhân sở chế” 先法制人,后稷为人所制 (2) cũng mang ý nghĩa bị động.

Chú của nguyên tác
1- Nhị thập ngũ sử . Hán thư . Giả Nghị truyện 二十五史 . 汉书 . 贾谊传 Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, Thượng Hải thư điếm.
2- Nhị thập ngũ sử . Sử kí . Hạng Vũ bản kỉ二十五史 . 史记 . 项羽本纪  Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, Thượng Hải thư điếm.

                                                          Huỳnh Chương Hưng
                                                          Quy Nhơn 05/9/2020

Nguyên tác Trung văn
BỊ TỰ ĐÍCH TỪ TÍNH BIẾN HOÁ
ĐÀM “BỊ
被字的词性变化
  “
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998
Previous Post Next Post