Dịch thuật: Đoan môn

ĐOAN MÔN

          Đoan Môn 端门 trực lập giữa Thiên An Môn 天安门 và Ngọ Môn 午门, cũng gọi là “Trùng Môn” 重门, bắt đầy xây dựng khoảng thời Vĩnh Lạc 永乐nhà Minh. Năm đầu Khang Hi 康熙 cho trùng kiến. Hình chế Đoan Môn tương đồng với Thiên An Môn, cũng rộng 9 gian, sâu 5 gian, nó đứng trên thành đài sắc đỏ cao lớn, phía dưới thành đài có 5 cổng vòm, cổng vòm chính giữa là lớn nhất, cao 3 trượng, 4 cổng vòm còn lại hướng ra phía ngoài biên nhỏ dần. Cổng chính giữa là “ngự lộ môn” 御路门 dành cho hoàng đế thông hành, cổng hai bên dành cho vương công quý tộc thông hành, cổng ngoài nhất dành cho các quan từ tam phẩm trở lên thông hành. Thành lâu trên Đoan Môn vào hai triều Minh Thanh chủ yếu dùng để cất nghi trượng, cùng binh khí mà Cấm vệ quân tiếp nhận khi gặp lúc kiểm duyệt. Ngoài ra. Còn có một quả chuông lớn với núm hình 2 con rồng cuộn, nặng ước khoảng 3 tấn. Ngày trước, mỗi khi gặp tảo triều, vãn triều, tiết khánh nhật hoặc khi hoàng đế xuất tuần, hồi loan, Đoan Môn sẽ đánh chuông, Ngọ Môn đánh trống, chuông trồng cùng vang.
          Hai bên đông tây của Đoan Môn mỗi bên có 26 gian “triều phòng” 朝房, các đại thần lúc canh 5 lên triều buổi sớm sẽ đến triều phòng, tại nơi đó đợi Cung môn 宫门mở. Giữa tả hữu triều phòng đều có cửa, có thể trực tiếp thông đến Thái miếu 太庙 và Xã Tắc đàn 社稷坛.
          Mỗi khi gặp điển lễ trọng đại cùng các tiết nhật trọng yếu, hai bên ngự đạo dưới thành lâu Đoan Môn bày ra các loại lỗ bộ với số lượng lớn, từ Thái Hoà điện 太和殿 đến Thiên An Môn 天安门, dài khoảng 2 dặm Trung Quốc, vô cùng hoành tráng.

                                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                                        Quy Nhơn 01/6/2020

Nguồn
ĐOAN MÔN
端门
Trong quyển
ĐỒ GIẢI CỐ CUNG
图解故宫
Tác giả: Định Giới 定界
Bắc Kinh: Bắc Kinh xuất bản xã, 2018


Previous Post Next Post