Dịch thuật: Sự khen chê đối với rùa - Bàn về chữ "quy"

SỰ KHEN CHÊ ĐỐI VỚI RÙA
BÀN VỀ CHỮ “QUY

          Thời cổ, rùa là vật cát tường, nó cùng với “long” , “phụng” ,“lân” gọi chung là “tứ linh”. Trong tứ linh, long, phụng, lân là những con vật không tồn tại trong hiện thực, là totem trong quan niệm của mọi người. Duy chỉ có con rùa là con vật có thực, và lại cũng thường thấy. Rùa là con vật thuộc loại “ba  trùng” 爬虫 (động vật bò sát), tại sao lại được con người thần hoá, nhón chân bước vào hàng tứ linh?  Có lẽ có liên quan đến trường thọ. Năm 1984 tại thành phố Nam Dương 南阳 phát hiện một con rùa đã sống được 1050 năm (1); tại huyện Mai phát hiện một con rùa 200 năm còn sống, ở dưới chân trụ của đình Quan Lan 观澜 (2). Có lẽ vào thời cổ dùng mai rùa làm hoá tệ, rùa tượng trưng cho tài bảo, nâng cao giá trị thân phận của nó. Cũng có thể nhân vì rùa là “quy”  đồng âm với chữ “quý” , tượng trưng cho phú quý.
          Trong văn hoá cổ đại Trung Quốc, rùa có ảnh hưởng rất lớn. Rùa được xem là khái niệm cát tường đã đi vào thi từ, cũng có tên người dùng chữ “quy”. Như trong bài thơ Vi hữu 为有 của Lí Thương Ẩn 李商隐:
Vô đoan giá đắc kim quy tế
 Cô phụ hương khâm sự tảo triều
无端嫁得金龟婿
辜负香衾事早朝
(Vô cớ được gả cho một ông chồng làm quan cao
Đã phụ rẫy chăn thơm chỉ lo việc đi chấu sớm)
          Và như bài Giang Nam phùng Lí Quy Niên 江南逢李龟年 của Đỗ Phủ 杜甫:
Kì Vương trạch lí tầm thường kiến
Thôi Cửu đường tiền kỉ độ văn
Chính thị Giang Nam hảo phong cảnh
Lạc hoa thời tiết hựu phùng quân
岐王宅里寻常见
崔九堂前几度闻
正是江南好风景
落花时节又逢君
(Thường gặp anh nơi phủ đệ của Kì Vương
Cũng từng nhiều lần được nghe tiếng nhạc của anh trước nhà Thôi Cửu
Nay đương lúc phong cảnh Giang Nam tươi đẹp
Vào lúc cuối xuân hoa rụng lại gặp được anh)
          Trong đề mục của bài thơ này, dùng “quy” làm tên người. Dùng làm tên người hãy còn đại thi nhân thời Đường Lục Quy Mông 陆龟蒙, hiệu Thiên Tuỳ Tử 天随子, bạn với Bì Nhật Hưu 皮日休, triều đình lấy quan cao để vời đến. Trung Quốc còn có phức tính có chữ “quy”, như Sử Quy 史龟, Tích Quy 析龟. Nhật Bản chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, có tên Quy Điền 龟田, Quy Sơn 龟山, cũng có tên là Quy Thái Lang 龟太郎. Người xưa còn lấy rùa làm vật trang sức đeo bên mình. Như quan viên đời Đường trên người đeo “quy” . Người Đường vốn đeo “lí” (cá chép), do bởi đồng âm với nên vào năm Thiên Thụ 天受 thứ 2, Võ Tắc Thiên 武则天 cho đổi sang đeo “huyền vũ” 玄武, huyền vũ tức rùa. Chữ (vũ) trung huyền vũ, lại đồng âm với chữ (vũ) của họ Vũ (3). Đại thi nhân Lí Bạch 李白 đời Đường lần đầu đến Trường An 长安, hội kiến Hạ Tri Chương 贺知章, tặng bài Thục đạo nan 蜀道难. Sau khi Hạ Tri Chương đọc qua, kính phục không thôi, liền đem kim quy đeo bên người đổi lấy rượu, xưng Lí Bạch là “Trích tiên nhân” 谪仙人. Rùa ngoài tác dụng làm vật trang sức đeo bên người ra, còn được dùng để làm núm ấn. Đời Hán quy định, ấn của Thừa tướng, tam công, liệt hầu, tướng quân đều là ấn bằng vàng, núm rùa, ấn đó cũng gọi là “kim quy” 金龟.
          Rùa cũng là một vật dùng để bói, cũng là công cụ để ghi chép văn tự vào thời kì đầu. Nói rùa tuy là thần linh, đối tượng cầu khấn trong mắt người xưa, không phải là bản thân rùa. Nhưng lấy rùa để bói cũng là ngẫu nhiên. Trong Hoài Nam Tử - Thuyết lâm 淮南子 - 说林 từng giải thích qua:
          Ngưu đề trệ lô diệc cốt dã, nhi thế vật chước, tất vấn cát hung vu quy giả, dĩ kì lịch tuế cửu hĩ (4).
          牛蹄彘颅亦骨也, 而世勿灼, 必问吉凶于龟者, 以其历岁久矣
          (Móng chân trâu, xương đầu heo cũng là xương vậy, nhưng người đời không dùng chúng hơ qua để bói, mà khi bói hỏi cát hung nhất định phải dùng mai rùa, nguyên nhân chính là tuổi của rùa trải qua rất nhiều năm.)
          “Lịch tuế cửu hĩ” là nguyên nhân chủ yếu.
          Trong Lễ kí 礼记 cũng có nói:
Cổ nhân dĩ quy vi bảo, dĩ khuê vi thuỵ (*)
古人以龟为宝, 以圭为瑞
(Người xưa lấy rùa làm quý, lấy ngọc khuê làm vật cát tường)
          Thời cổ còn lưu truyền nhiều thần thoại hoặc truyền thuyết về rùa. Nào là thời Nghiêu có
Đại quy phụ đồ đầu Nghiêu
大龟负图投尧
(Rùa lớn đội Lạc thư đến dâng cho Đế Nghiêu)
Văn Đế dục thụ thiện, quy xuất vu di địa
文帝欲受禅, 龟出于夷地
(Văn Đế muốn nhận ngôi, có rùa xuất hiện ở đất di)
          Tuy nhiều vô kể, nhưng đều phản ánh quan niệm thần dị của người xưa đối với rùa.
          Thanh danh của rùa rốt cuộc bị suy giảm, từ vật cát tường biến thành vật mà mọi người kị nói đến, đại khái là từ đời Nguyên trở về sau. Có thuyết cho rằng đó là do bởi rùa rắn cùng hang, vượt loài dâm loạn, điều này là không khoa học, bởi quan hệ thân duyên giữa rùa và rắn rất xa, tạp giao là điều không thể. Trong Xuyết canh lục 辍耕录 có câu “súc quy đầu” 缩龟头 (rùa rút đầu). Trong Trang Tử - Thu thuỷ 庄子 - 秋水 có nói rùa “duệ vĩ đồ trung” 曳尾涂中 (kéo lê đuôi trong bùn), “đồ” là bùn lầy. nói rùa kéo lê đuôi trong bùn mà bò. Những hình tượng rùa này đều là không tốt.
          Chữ “quy” có 43 cách viết dị thể, nhìn chung không cần phải nắm vững. Nhưng chữ còn có 2 cách đọc khác cần phải biết:
          - Địa danh, chữ trong 龟兹. Trong từ nguyên chú âm là  qiū, đồng âm với chữ . Gần đây Chu Chấn Hạc 周振鹤 trong bài 龟兹的读音 (cách đọc từ 龟兹) đã khảo chứng. phải đọc là (Cưu Tư – ND), đó là đúng. Là tên một nước cổ ở Tây vực, tức nay là Khố Xa Tân Cương.
          - Chữ trong 不龟手, phải đọc là jūn (quân – ND),  不龟手 (bất quân thủ) tức 不皲手 (bất quân thủ: tay không bị nứt nẻ - ND)

Chú của nguyên tác
1- Tân Dân vãn báo 新民晚报  1990 . 9. 1
          Dư Tháp Sơn “Ô quy hà dĩ năng trường thọ”
          余塔山: “乌龟何以能长寿
2- Giải phóng nhật báo 解放日报 1988 . 1. 28 chuyển Thái phong báo 采风报:
          Mai huyện phát hiện đại hoạt quy, điếm tại trụ hạ nhị bách niên.
          梅县发现大活龟, 垫在柱下二百年
3- Chu Chấn Hạc 周振鹤, Du Nhữ Kiệt 游汝杰 “Phương ngôn dữ Trung Quốc văn hoá” 方言与中国文化, trang 206, Thượng Hải Nhân Dân xuất bản xã.
4- Hoài Nam Hồng Liệt tập giải 淮南鸿烈集解(一下), “Thuyết lâm huấn” 说林训 trang 561, Trung Hoa thư cục.
Chú của người dịch
*- Theo Lễ kí dịch giải 禮記譯解, câu này là:
Chư hầu dĩ quy vi bảo, dĩ khuê vi thuỵ, gia bất bảo quy, bất tàng khuê.
          諸侯以龜為寶, 以圭為瑞, 家不寶龜, 不藏圭
(Chư hầu lấy rùa làm quốc bảo, lấy ngọc khuê làm tín vật của quốc gia, trong nhà của đại phu không thể lấy quy làm báu vật, không thể cất giữ ngọc khuê.)
          (Vương Văn Cẩm 王文錦 dịch giải, quyển thượng, Trung Hoa thư cục, trang 311)

                                                          Huỳnh Chương Hưng
                                                          Quy Nhơn 27/10/2019

Nguyên tác Trung văn
QUY ĐÍCH BAO BIẾM
ĐÀM “QUY
龟的褒贬
  “
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998


Previous Post Next Post