Dịch thuật: Bí ẩn giáp cốt văn

BÍ ẨN GIÁP CỐT VĂN

          Vào khoảng thế kỉ 16 trước công nguyên, Thương Thang 商汤 diệt nhà Hạ  , lập quốc tại trung nguyên, từ đó lịch sử Trung Quốc tiến vào đời Thương. Thương vương Bàn Canh 盘庚dời đô đến đất Ân , trung tâm thống trị vãn kì nhà Thương luôn ở tại đất Ân. Nhưng sau khi triều Thương bị diệt vong, Ân dân dời đi, Ân đô dần trở thành gò hoang. Văn minh Ân đô chỉ giới hạn ở những ghi chép văn tự, thậm chí có người cho rằng những ghi chép đó không thể xem là tín sử. Về sau, một loạt những sự kiện ngẫu nhiên dần phủ định sự hoài nghi này. Các nhà khảo cổ đã từng bước triển hiện ra nền văn minh cổ Ân đô.
          Năm 1899, Tế tửu Quốc tử giám Bắc Kinh Vương Ý Vinh 王懿荣cảm thấy thân thể không được khoẻ liền bốc thuốc uống, trong thuốc có món “long cốt” 龙骨, khi chuẩn bị đem những “long cốt” này ra nghiền, ông phát hiện những thứ rắn chắc này không phải là xương mà là những mai rùa đã ố vàng, bên trên có những vết khắc. Vương Ý Vinh vốn là một chuyên gia nghiên cứu văn tự cổ, lòng hiếu kì đã thôi thúc ông quan sát kĩ những mảnh giáp cốt đó. Vương Ý Vinh giật mình phát hiện ra những vết khắc đó là một loại văn tự. Thế là Vương Ý Vinh mua toàn bộ “long cốt” ở hiệu thuốc nọ, trải qua nghiên cứu và khảo chứng, ông đoán định tự hình không phải triện văn không phải Trứu văn (1) này chính là loại văn tự chiêm bốc đời Thương.
          Chúng ta hiện đã có thể giải thích văn tự đời Thương tại sao được khắc trên mai rùa và xương thú, tại sao những mảnh giáp cốt có khắc văn tự này luôn có nhiều vết rạn hoặc vết khắc. Hoá ra những mảnh giáp cốt này đều là loại mà trong sử thư gọi là “bốc cốt” 卜骨. Vết rạn trên giáp cốt là do người ta cố ý dùng nhiệt độ cao tạo ra. Căn cứ vào tập tục của đời Thương, người đời Thương trên từ vương công xuống đến thứ dân, bất luận việc lớn việc nhỏ đều dùng mai rùa và xương thú để tiến hành chiêm bốc. Khi chiêm bốc, dùng củi đốt cháy hơ qua mặt sau của giáp cốt có đục những đường máng và xoi những lỗ tròn, lúc bấy giờ do bởi giáp cốt dày mỏng không đều nhau đã xuất hiện vết rạn hình chữ (bốc), những vết rạn này chính là “bốc triệu” 卜兆 cát hung mà họ phán đoán. Sau khi chiêm bốc, họ đem những việc đã hỏi khắc lên giáp cốt, đó chính là “bốc từ” 卜辞. Nội dung chiêm bốc lấy quốc vương đương triều làm trung tâm, có bốc vấn cầu cáo, tế tự đối với tổ tiên và thần linh; có bốc vấn liên quan đến thiên tượng, nông sự, mùa màng cùng gió, mưa, nước; cũng có cả bốc vấn liên quan đến chiến tranh với các nước chung quanh, những bốc vấn liên quan đến tuần , tịch , hoạ , phúc cùng săn bắn, tật bệnh, sinh sản v.v... Những bốc vấn đó cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu về lịch sử đời Thương hoặc tư liệu về khí tượng thời tiết.
          Việc phát hiện của Vương Ý Vinh đã gây nên sự chú ý của các nhân sĩ trong và ngoài nước đối với giáp cốt. Năm 1908, trải qua sự tìm tòi nghiên cứu nhiều phương diện của La Chấn Ngọc 罗振玉, chúng ta mới biết giáp cốt xuất phát ở vùng Tiểu Đồn 小屯  thuộc An Dương 安阳 Nam 河南. Theo sự kiện giáp cốt được xác nhận cùng với đó là việc thu mua cất giữ và khai quật, các nhà cổ văn tự học cũng đã bắt đầu tiến hành khai phá, dịch giải giáp cốt. Trải qua sự nỗ lực của các chuyên gia, văn tự xếp thành hàng trên giáp cốt đã thành những câu văn có thể đọc thông, từ đó chứng thực làng Tiểu Đồn nơi giáp cốt văn được phát hiện chính là Ân Khư mà trong sách cổ đã ghi chép. Nhân đó, một cố đô phồn hoa bị vùi lấp hơn 3000 năm cuối cùng đã xuất hiện trước mặt mọi người.
          Từ năm 1899 phát hiện được giáp cốt Ân Khư đến nay, ước khoảng trên 15 vạn mảnh giáp cốt đời Thương đã khai quật, hiện được lưu giữ ở Trung Quốc, Đài Loan, Hương Cảng, Áo Môn (Ma Cao), ngoài ra còn có một bộ phận lưu tán đến các nước khác. Nội dung giáp cốt văn Ân Khư đề cập đến là chính trị, kinh tế, văn hoá cùng thiên văn của đời Thương. Có thể nói sự phát hiện và dịch giáp cốt văn đã giúp chúng ta giải được nhiều bí ẩn nan giải trong lịch sử. Có tổng cộng hơn 4500 đơn tự ở giáp cốt văn phát hiện đã được giải quyết , hãy còn 2/3 văn tự đang chờ mọi người giải mã.

Chú của người dịch
1- Trứu văn 籀文: tức “đại triện” 大篆, một loại tự thể thời cổ, tương truyền do Thái sử Trứu 太史籀  thời Chu Tuyên Vương 周宣王 tạo ra.

                                                       Huỳnh Chương Hưng
                                                        Quy Nhơn 01/7/2018

Nguyên tác Trung văn
GIÁP CỐT VĂN CHI MÊ
 甲骨文之谜
Trong quyển
TRUNG QUỐC VỊ GIẢI CHI MÊ
中国未解之谜
Tác giả: Hải Tử 海子
Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2013 
Previous Post Next Post