Dịch thuật: Triều Tần bỏ phân phong, đặt quận huyện

TRIỀU TẦN BỎ PHÂN PHONG, ĐẶT QUẬN HUYỆN

          Triều đình phong kiến được tổ thành lấy tam công cùng các khanh làm chính, tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của hoàng đế, là hạt nhân thống trị trung ương tập quyền của chủ nghĩa chuyên chế đời Tần. Quanh hạt nhân này, vương triều Tần còn đặt ra mạng lưới quyền lực địa phương quận, huyện, hương, lí ở khắp cả nước.
          Đầu đời Tần, quân thần triều Tần từng nhiều lần tại cung đình tranh luận qua việc phân phong và tổ chức quận huyện. Sau khi triều Tần diệt vong, cả xã hội phong kiến vẫn còn kéo dài sự tranh luận về việc phân phong và lập quận huyện, đơn thuần đem việc tranh luận lịch sử giản đơn phân thành cuộc luận chiến giữa thế lực mới và cũ, cuộc đấu tranh giữa Nho gia và Pháp gia, hoặc cuộc đấu tranh giữa phân quyền và tập quyền, đều lệch về một phía. Trên thực tế, nội tại kết cấu và cách thức chính trị gia quốc nhất thể tồn tại “gia thiên hạ” 家天下 và “công thiên hạ” 公天下, về vấn đề này, kẻ thống trị tối cao phong kiến các đời luôn khó cân bằng. Nhìn bề ngoài, trong hai lần tranh luận, Lí Tư 李斯 đều chiến thắng Vương Oản 王绾, Thuần Vu Việt 淳于越. Cuối cùng Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇 tiếp nhận kiến giải của Lí Tư, thực hiện rộng rãi chế độ quận huyện đơn nhất. Trên thực tế, như Trương Phân Điền 张分田 trong Tần Thuỷ Hoàng truyện 秦始皇传 đã chỉ ra, về chế độ quận huyện mà nước Tần nhiều năm thực thi có thể bảo vệ hữu hiệu hoàng quyền chí thượng, ủng hộ quân tôn thần ti. Nhân đó, chế độ quận huyện đã trở thành một trong những chế độ chính trị cơ bản của vương triều phong kiến từ thời Chiến Quốc đến thời Tần Hán.
          Trừ kinh đô cùng yếu địa kinh kì thiết lập nội sử trực thuộc trung ương ra, các địa phương của chính quyền triều Tần đặt quận huyện. Tần quận đặt ra, giới học thức cũng có tranh nghị. Năm Thuỷ Hoàng thứ 26 (năm 221 trước công nguyên) vừa mới thống nhất, triều Tần “chia thiên hạ ra làm 36 quận”, sau này tuỳ theo sự khai thác khu vực xa gần cùng quận trị mà có sự điều chỉnh. Tổng số quận tối đa có thể đạt đến 46 quận. Các quận nhất loạt đặt ra “thú , uý , giám ”.
Quận thú 郡守 “cai quản quận, hưởng trật 2000 thạch”, là vị trưởng quan hành chính địa phương cao nhất ở đời Tần, nắm giữ chính trị, quân sự, tài chính, dân chính, tư pháp, giám sát trong khu vực mình quản lí. Dưới Quận thú có Quận thừa 郡丞, Tá thú 佐守, hưởng trật 600 thạch.
Quận uý 郡尉 giúp Thái thú trông coi về võ, cũng hưởng trật 2000 thạch, có thể thấy được địa vị của Quận uý trong đế quốc quân sự.
Quận giám 郡监 phụ trách giám đốc quan lại cùng bách tính, do bởi lệ thuộc Ngự sử đại phu, cho nên vẫn có quyền lực tương đối lớn. Lập ra Giám ngự sử, là một trong những biện pháp trọng yếu để tăng cường tập quyền trung ương của chế độ quận huyện mà triều Tần thực thi.
Dưới quận thiết lập huyện, đạo và triệt hầu thực ấp. Đạo và triệt hầu thực ấp về có bản tương đương một cấp của huyện. Đạo được thiết lập tại khu vực tụ cư của dân tộc thiểu số. Mấy cơ cấu cấp huyện này đều do quận thống hạt. Sự phân công Huyện lệnh, uý, ngự sử cũng tương tự như Quận thú, uý, giám. Huyện có vạn hộ trở lên đặt Huyện lệnh, hưởng trật từ 600 đến 1000 thạch; huyện chưa đến vạn hộ đặt Huyện trưởng, hưởng trật từ 300 đến 500 thạch. Huyện lệnh hoặc Huyện trưởng thống lĩnh việc thuế phú, trưng phát, thẩm phán, chính trị an ninh của một huyện. Quan chủ yếu giúp việc cho huyện lệnh là “thừa”, còn có Lệnh sử.
          Từ những thẻ Tần giản 秦简 phát hiện ở Vân Mộng 云梦 có thể thấy, cơ cấu quản lí kinh tế cấp huyện cũng không ít, có thể nói là “ma tước tuy tiểu, ngũ tạng câu toàn” 麻雀虽小, 五脏俱全 (chim sẽ tuy nhỏ, nhưng đủ ngũ tạng có đủ).
          Dưới huyện đặt hương, dưới hương có lí, dưới lí cứ 10 hộ biên chế thành một thập , 5 hộ là một ngũ . Hộ là gia đình tiểu nông cá thể, còn thập và ngũ là đơn vị nhỏ nhất của triều Tần.
          Chế độ quận huyện do quận, huyện, hương, lí tổ thành , thích ứng với sự cần thiết của chính thể chuyên chế phong kiến, đối với việc chấm dứt việc chư hầu cát cứ, duy trì quốc gia thống nhất, không nghi ngờ gì, nó đã có ý nghĩa tiến bộ to lớn.
         Thuỷ Hoàng đã xây dựng một cơ cấu chính trị hình kim tự tháp từ trung ương đến địa phương, từ tam công cửu khanh đến hương lí thập ngũ. Hoàng quyền cao cao tại thượng, hùng cứ trên cao, quần chúng lao động bị đè dưới đáy. Kim tự tháp kì dị này đã đánh dấu sự xác lập văn minh “đại nhất thống” chính trị của đế quốc Tần.

                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                            Quy Nhơn 16/5/2016

Nguyên tác Trung văn
PHẾ PHÂN PHONG, TRÍ QUẬN HUYỆN
废分封, 置郡县
Trong quyển
THỐNG NHẤT VƯƠNG TRIỀU ĐÍCH ĐẢN SINH – TẦN
统一王朝的诞生 -
Chủ biên: “Đồ thuyết Trung Quốc lịch sử”
Trường Xuân - Cát Lâm xuất bản tập đoàn hữu hạn trách nhiệm công ti, 2006
Previous Post Next Post