Dịch thuật: Bí ẩn cái chết của Minh Nhân Tông

BÍ ẨN CÁI CHẾT CỦA MINH NHÂN TÔNG

          Cũng giống như Hoàng đế Vĩnh Lạc 永乐 Chu Đệ 朱棣ở ngôi 22 năm, một đời liên kết và phân hoá lực lượng lập công vô số, văn trị võ công danh vang bốn biển, tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 22 (năm 1424), sau khi Chu Đệ mất, con trưởng của Chu Đệ lấy thân phận Hoàng thái tử lên ngôi tức Minh Nhân Tông Chu Cao Xí 朱高炽. Tuy vào cuối tháng 5 năm sau qua đời, tại vị chỉ 10 tháng, nhưng xưa nay cũng là một nhân vật có nhiều vấn đề.
          Thuyết công nhận, đó là người có số khổ.
          Nhìn lại một đời của ông, quả thực là nhiều khổ: trời sinh ra đã tàn tật là không kể, đại bộ phận thời gian của cuộc đời ông dường như trong sự nghi kị và  giai đoạn quá độ đấu tranh. Bề ngoài thân là thái tử, phong quang khó sánh bằng, nhưng có người cha là Chu Đệ nghi kị, bên cạnh là người em Chu Cao Hú 朱高 tranh sủng hãm hại, cuộc sống đủ cả nước sâu lửa nóng, vất vả lắm mới cắn răng đứng lên, mong được ngày làm chủ thiên hạ, nào ngờ tại chỉ chỉ có 10 tháng, hoàng vị ngồi chưa nóng ghế, sớm đã ra đi. Từ đầu đến cuối, chính là số khổ.
          Nhưng đối với người có số khổ này, danh thanh đời sau lại cực kì tốt. Trong Minh sử 明史 đánh giá rằng, ông đối với phụ thân là Chu Đệ rất nhân hiếu, có thể nói là điển hình thần tử của các đời. Sau khi ông lên ngôi, từ cách dùng người đến xử lí chính vụ, đã làm nhiều việc tốt. Đây là sự đánh giá cực cao.
          Thậm chí khi ông qua đời cũng có nhiều tranh luận, trước giờ đều có người hoài nghi là không phải “tự nhiên tử vong”. Có thuyết liên quan cho rằng con ông là Chu Chiêm Cơ 朱瞻基 (Minh Tuyên Tông) mưu sát, giống vụ án bí ẩn “chúc ảnh phủ thanh” 烛影斧声 (1) triều Tống, đến nay vẫn tranh luận không thôi. Gập ghềnh,  mĩ dự, bí ẩn, đã cấu thành một đời có nhiều vấn đề của một vị đế vương, khiến chúng ta lần theo manh mối cuộc đời ông , mà xem xét kĩ.

Chú của người dịch
1- Chúc ảnh phủ thanh 烛影斧声: tháng 10 năm Khai Bảo 开宝 thứ 9 triều Tống (năm 976), Thái Tổ Triệu Khuông Dận 赵匡胤 bệnh nặng, cho triệu người em là Tấn Vương Triệu Quang Nghĩa 赵光义 vào để nghị sự (có thuyết cho là triệu người con thứ 4 của Thái Tổ là Triệu Đức Phương 赵德芳 vào cung để bàn hậu sự. Sau khi bị Tấn Vương biết được nên chưa triệu vào cung), tả hữu không hay biết gì. Có người thấy Triệu Quang Nghĩa dưới ánh đèn dời bước có dáng vẻ như lẫn tránh, lại nghe có tiếng Thái Tổ cầm rìu chém xuống đất đồng thời nói lớn “làm tốt lắm, làm tốt lắm”.
          Sau Triệu Quang Nghĩa kế vị, sử xưng là Thái Tông. Đối với sự kiện này, đời sau nghị luận bất nhất.
          Trong Tương Sơn dã lục 湘山野录 thì nói rằng:
          Tháng 10 năm Khai Bảo Khai Bảo 开宝 thứ 9, vào một đêm tuyết, Triệu Khuông Dận cho gọi gấp Triệu Quang Nghĩa nhập cung. Hai anh em tại tẩm cung đối ẩm. Uống rượu xong thì đêm đã khuya, Triệu Khuông Dận lấy cây rìu ngọc đâm xuống tuyết, đồng thời nói rằng: “làm hay lắm, làm hay lắm”. Đêm đó Triệu Quang Nghĩa lưu lại tẩm cung. Ngày hôm sau khi trời vừa sáng, Triệu Khuông Dẫn đã chết không minh bạch. Triệu Quang Nghĩa nhận di chiếu, tại linh tiền kế vị, đó là lai lịch của “phủ ảnh chúc thanh” 斧影烛声.

                                                                  Huỳnh Chương Hưng
                                                                 Quy Nhơn 19/4/2016

Nguyên tác Trung văn
MINH NHÂN TÔNG ĐÍCH TỬ VONG MÊ ĐOÀN
明仁宗的死亡谜团
trong quyển
MINH TRIỀU NGUYÊN LAI THỊ GIÁ DẠNG
明朝原来是这样
Tác giả: Trương Khâm 张嶔
Bắc Kinh – Hiện Đại xuất bản xã, 2014
Previous Post Next Post