Dịch thuật: Bộ tộc Hoa Hạ

BỘ TỘC HOA HẠ

          Bộ tộc Hoa Hạ 华夏 cũng gọi là “tập đoàn bộ lạc Hoa Hạ” là thể dung hợp các bộ lạc địa phương của khu vực trung nguyên. Thủ lĩnh tộc Hoa Hạ chính là Hoàng Đế 黄帝 – người nổi tiếng nhất trong nhân vật anh hùng truyền thuyết của Trung Hoa. Hoàng Đế cũng giống Viêm Đế 炎帝 – một nhân vật anh hùng nổi tiếng khác, lần lượt làm thủ lĩnh bộ tộc tính Cơ (Hoàng Đế) và bộ tộc tính Khương (Viêm Đế), hai bộ tộc nguyên thuỷ hoạt động ở khu vực trung nguyên. Hoàng Đế và Viêm Đế đều là xưng hiệu thế tập do người đời sau đặt cho. Viêm Đế trước Hoàng Đế,
Phàm bát đại cập Hiên Viên thị dã (1)
凡八代及轩辕氏也
(Phàm 8 đời đến họ Hiên Viên)
Mà Viêm Đế đời thứ 8 Du Võng 榆罔 (*) cùng thời với Hoàng Đế Hiên Viên. Còn Viêm Đế:
Thập thất thế nhi hữu thiên hạ (2)
十七世而有天下
(Đời thứ 17 có được thiên hạ)
Hoàng Đế truyền 10 đời tổng cộng 2520 năm (3), có thể thấy, Viêm Đế, Hoàng Đế là xưng hiệu thế tập thủ lĩnh bộ tộc của 2 chi trường kì hoạt động tại trung nguyên là hình tượng anh hùng tập thể, mỗi thủ lĩnh lại là nhân vật lịch sử, không thể xem họ là nhân vật truyền thuyết mà mạt sát công lao lịch sử của họ (4). Hoàng Đế  kết minh với Viêm Đế là sau khi đánh bại Viêm Đế ở trận chiến Bản Tuyền 阪泉 (nay là phụ cận Trác Lộc 涿鹿 phía bắc Hà Bắc 河北). Tập đoàn Hoa Hạ chủ yếu là do 2 chi bộ tộc Hoàng Đế và Viêm Đế làm cơ sở. Tại trận chiến Trác Lộc涿鹿, sau khi đánh bại thủ lĩnh Đông Di, một bộ tộc của Đông Di cũng nhập vào tộc Hoa Hạ. Về sau, trải qua sự nỗ lực của hậu nhân tộc Hoàng Đế như Nghiêu Thuấn …  những vị thủ lĩnh bộ tộc, đã không ngừng đồng hoá và dung hợp các bộ lạc nguyên thuỷ dường như vốn có của khu vực trung nguyên rộng lớn, lại thêm chinh phục Tam Miêu 三苗, khiến cho bộ tộc Man Miêu cư trú tại vùng Giang Hán 江汉 Hồ Bắc 湖北 và phía nam Hà Nam 河南 hiện nay cũng bị đồng hoá, làm cho tộc Hoa Hạ không ngừng lớn mạnh.
          Như vậy, dường như các bộ lạc nguyên thuỷ của khu vực trung nguyên đều gia nhập vào tộc Hoa Hạ, văn hoá của họ, đặc biệt là văn hoá hậu kì đều thuộc văn hoá tộc Hoa Hạ, cũng chính là nói, từ sau trận chiến Bản Tuyền đến khi Đại Vũ kiến lập triều Hạ, văn hoá khu vực trung nguyên về cơ bản thuộc văn hoá tiền kì của tộc Hoa Hạ. Văn hoá hậu kì của tộc Hoa Hạ thì do Hạ tộc, Thương tộc, Chu tộc, các chi hệ mới của tộc Hoa Hạ sáng tạo.

Chú của nguyên tác
1- Đế vương thế kỉ 帝王世纪
2- Lã Thị Xuân Thu – Thận thế 吕氏春秋 - 慎势
3- Xuân Thu mệnh lịch tự 春秋命历序
4- Lí Thiệu Liên 李绍连: Viêm Đế Hoàng Đế thám luận 炎帝黄帝探论, Trung Châu học san 中州学刊, 1989, kì 10.
Chú của người dịch
(*)- Viêm Đế Du Võng 炎帝榆罔: tính Khương , tên Du Võng 榆罔, vị đế thứ 8 của chính quyền Thần Nông thị ở thời đại liên minh thị tộc, tức Viêm Đế trong truyền thuyết.
          Du Võng là vị Viêm Đế cuối cùng trong truyền thuyết thần thoại. Ông sinh vào năm Đế Khắc 帝克 thứ 2 tại Thừa Lưu 承留 (nay là phía đông nam huyện Khai Phong 开封 thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam), từ nhỏ đã thông minh hiếu học. Về sau tập văn luyện võ trở thành vị đại tướng quân giỏi về chinh chiến. Năm Đế Khắc thứ 18, người Đông Di quấy nhiễu xâm nhập biên giới phía đông của Thần Nông thị, Khương Du Võng 17 tuổi phụng mệnh đóng giữ cựu đô Y Xuyên 伊川, đồng thời tại nơi đó lập đội quân, tác chiến với người Đông Di, nhiều lần đánh bại kẻ địch, được Đế Khắc biểu dương và khen thưởng.
          Nguồn http://baike.baidu.com/view/1069184.htm

                                                                Huỳnh Chương Hưng
                                                                Quy Nhơn 22/3/2015

Nguyên tác Trung văn
HOA HẠ BỘ TỘC
华夏部族
Trong quyển
VĨNH BẤT THẤT LẠC ĐÍCH VĂN MINH
永不失落的文明
Tác giả: Lí Thiệu Liên 李绍连
Thượng Hải, Học Lâm xuất bản xã, 1999.
Previous Post Next Post