Dịch thuật: Dữu

DỮU

          Dữu (1) là loại chủ yếu dùng để đựng rượu. Dữu khác với hồ ở chỗ: miệng của nắp đậy ở bên trong là hồ, miệng của nắp đậy ở bên ngoài là dữu, ngoài ra, dữu thường có quai xách. Dữu chỉ lưu hành vào hậu kì đời Thương và sơ kì thời Tây Chu, thời gian rất ngắn, nhưng số lượng thu thập và được trứ lục  không ít. Trong Lịch đại trứ lục cát kim mục 历代著录吉金目có chép, loại thanh đồng dữu thời Thương Chu thu thập qua các đời có đến hơn 494 chiếc. Đó là do quý tộc đời Thương thịnh hành uống rượu, nên rất coi trọng việc chế tác tửu khí. Nhân đó, dữu được xem là loại tửu khí chủ yếu, số lượng chế tác rất lớn, hơn nữa đều rất tinh mĩ hoa lệ, vì thế đương nhiên được hậu thế đua nhau thu thập trân tàng. Dữu thời Thương Chu về cơ bản đều là trọng khí trân quý cấp 1, trong đó đặc thù nhất là “hổ phệ nhân dữu” 虎噬人卣, đào được tại giáp giới 2 huyện An Hoá 安化  và Ninh hương 宁乡tỉnh Hồ Nam 湖南, phát hiện được 2 chiếc có hình dạng giống nhau, một chiếc được lưu giữ tại Bảo tàng Tuyền Ốc 泉屋 Nhật Bản, một chiếc được lưu giữ tại Viện mĩ thuật Đông phương Paris, Pháp.

Chú của người dịch
1- Dữu :
          - Hán Việt tự điển của Thiều Chửu:
          “Đồ đựng rượu đời xưa”
          - Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng của Nguyễn Tôn Nhan:
          “Đồ đựng rượu lớn trung bình thời cổ”.

Một số loại dữu
Bá Cách dữu

Điểu văn dữu

Thần diện dữu

Qua dữu

Hổ thực nhân dữu

Tây Chu đề lương dữu

Huỳnh Chương Hưng
 Quy Nhơn 03/01/2015

Nguồn: CỔ NGOẠN 古玩
Tác giả: Đỗ Vệ Dân 杜卫民
Bắc Kinh: Học Uyển xuất bản xã, 2007
Previous Post Next Post