Dịch thuật: “傅” VÀ “付” là hai chữ khác nhau

” VÀ “” LÀ HAI CHỮ KHÁC NHAU (1)


          đồng âm, đều đọc là “fù” (âm Bắc Kinh hiện đại), có người nhầm cho rằng (phó) là chữ giản hoá của (phó); cũng có người cho rằng là chữ dị thể của , vì thế thường gặp 师傅 (sư phó) bị viết thành 师付 (sư phó).
          là loại chữ hình thanh, ý phù là (bộ nhân), thanh phù là (phu) (2). Thuyết văn giải tự (说文解字) giải thích là “tướng dã” (相也). “Tướng” () có nghĩa là “bang” () (tức giúp đỡ), cũng có nghĩa là “phụ” (), phụ tá, phụ trợ. Từ “phụ” () dẫn đến nghĩa “đạo” () (chỉ dẫn, …). Trong quan chức thời cổ có “Tam công” (三公), tức Thái Bảo (太保), Thái Sư (太师), Thái Phó (太傅). “Bảo” là bảo vệ thân thể; “Sư” là giáo huấn; “Phó” là giúp cho đức nghĩa. Về sau “Sư” và “Phó” dùng liền nhau, trở thành từ xưng vị.
          “Phó” () cũng là một họ, tương truyền khởi đầu vào thời nhà Thương. Đời Thương sau khi Bàn Canh (盘庚) “giá băng”, quốc lực mỗi ngày mỗi xuống, Vũ Đinh (武丁) lên ngôi, quyết tâm lập nên sự nghiệp, nhưng nhìn khắp triều không thấy ai có thể dùng được, vì thế “tam niên bất ngôn”. Một đêm nọ, Vũ Đinh mộng thấy một tù phạm ăn mặc lam lũ. Thần minh khải thị cho biết đó là thánh nhân mà Vũ Đinh muốn tìm. Sau khi tỉnh dậy, Vũ Đinh cho người đi tìm khắp nơi, cuối cùng phát hiện một người ở một nơi gọi là Phó Nham (傅岩) đang sống một cuộc sống cực khổ. Vũ Đinh cho mời về triều bàn quốc sự, lời lẽ của người đó rất hợp tình hợp lí, nên được phong làm Tể tướng. Đời Thương lại được trung hưng. Người mà Vũ Đinh tìm được tên là “Duyệt” () (yuè), nhân vì ở Phó Nham nên Vũ Đinh ban cho họ “Phó”.
        Còn chữ (phó) lại là một chữ hội ý, bên trái là (nhân), bên phải là (thốn) . Chữ này vốn là tượng hình của tay. Nhìn từ tự hình, có nghĩa là “cầm vật gì đó đưa cho người”. Trong Thuyết văn giải tự (说文解字) giải thích rằng:
Phó, dữ dã. Tùng thốn, trì vật dĩ đối nhân (3)
, 与也. 从寸, 持物以对人
          (Phó là đưa, giao cho. Chữ hội ý, ý phù gồm “nhân” và “thốn” , biểu thị cầm vật đưa cho người khác)
          Nghĩa gốc của chữ là “đưa cho”, và nó cũng được dùng như lượng từ chỉ đơn vị, thông giả tá với chữ (phó).
          Thời xưa cũng có họ “Phó” (), như đời Minh có Giám sát ngự sử Phó Cát (付吉). Nhưng là 2 chữ hoàn toàn chẳng có liên quan gì với nhau.


CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu
- Chữ này có 2 âm đọc:
          - PHÓ: giúp rập, như sư phó 師傅 quan thầy dạy vua chúa khi còn nhỏ tuổi.
          - PHỤ: liền, dính. Như Bì chi bất tồn, mao tương phụ yên 皮之不存, 毛將傅安 – da đã chẳng còn lông bám vào đâu.

- Chữ : đọc là PHÓ, với 2 nét nghĩa:
          - Giao phó cho
          - Tiêu ra. Số tiền tiêu ra gọi là khoản khó.
          Thiều Chửu: Hán Việt tự điển, trang 17, 31. NXB Tp Hồ Chí Minh, 1993.

(2)- Theo Khang Hi tự điển, ở bộ (thốn), 7 nét, chữ có phiên thiết là:
          Đường vận (唐韻), Tập vận (集韻), Vận hội (韻會): PHƯƠNG VU 芳蕪.
          Chính vận (正韻): PHƯƠNG VÔ 芳無
          Đều cùng âm với chữ (phu)
          Khang Hi tự điển (tiêu điểm chỉnh lí bản), Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, năm 2003, trang 233.

(3)- Nguyên tác in sai chữ “tùng” () thành chữ “dĩ” ()
          Nguyên tác là:  Phó, dữ dã. Dĩ thố trì vật dĩ đối nhân
, 与也. 以寸持物以对人

                                   Huỳnh Chương Hưng
                               Quy Nhơn ngày 6 tháng 5 năm 2012

Dịch từ nguyên tác Trung văn
“PHÓ” = “PHÓ” MẠ?
= ?
Trong quyển
HÁN TỰ ĐÍCH CỐ SỰ
Tác giả: Úc Nãi Nghiêu (郁乃尧)
Quang Minh nhật báo xuất bản xã, 2005
Previous Post Next Post