Dịch thuật: Bây giờ một vực một trời (1877) ("Truyện Kiều")

 

BÂY GIỜ MỘT VỰC MỘT TRỜI (1877)

“Vực” chữ Hán là “uyên” , “trời” chữ Hán là “thiên” . Trong thành ngữ tiếng Hán có câu: “Tương khứ thiên uyên” 相去天淵 và “Thiên uyên chi biệt” 天淵之別 dùng để ví hai người cách nhau rất xa, và cũng dùng để ví hai sự việc khác nhau rất xa. Ta thường nói “cách nhau một trời một vực” hoặc “khác nhau một trời một vực” là từ ý này.

Bây giờ một vực một trời

Hết điều khinh trọng, hết lời thị phi.

(“Truyện Kiều” 1877 – 1878)

Một vực một trời:  Địa vị cách biệt nhau rất xa, một bên như ở dưới vực thẳm, một bên như ở trên trời cao.

(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Xét: Trong “Tư liệu Truyện Kiều  - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn phiên Nôm, câu 1878 là:

Hết điều CHIỀU CHUỘNG hết lời thị phi

                                                     (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 26/10/2020

Previous Post Next Post