Dịch thuật: Cung thất (tiếp theo)

CUNG THẤT
(tiếp theo)

          Đời Hán, cung thât đế vương và nhà của tướng văn tướng võ còn có “lang vu” 廊庑. Trong Sử kí – Nguỵ Kì Vũ An Hầu liệt truyện史记 - 魏其武安侯列传có nói, Hiếu Cảnh Đế bái Đậu Anh 窦婴 làm Đại tướng quân, ban cho ngàn cân vàng, Đậu Anh đem vàng được ban cho, “trần chi lang vu hạ” 陈之廊庑下 (để ở dưới hiên). Nhan Sư Cổ 颜师古 chú rằng:
Lang, đường hạ chu ốc dã.
, 堂下周屋也
(Lang là nhà chung quanh đường)
          Trong Thuyết văn 说文 cũng nói:
Vu, đường hạ chu ốc.
, 堂下周屋也
          Lang vu tựa hồ không phân biệt bao nhiêu (1). Nhìn chung nhà của mọi người không có lang vu.
         Đài tạ quán các đều là kiến trúc của giai cấp thống trị. Đài cao mà bằng phẳng, tiện cho việc nhìn ra xa. Tạ là kiến trúc kết cấu bằng gỗ trên đài, đặc điểm là có trụ cột mà không có tường vách. Quán là tông miếu hoặc vật kiến trúc cao ở hai bên ngoài đại môn cung đình. Giữa hai quán có một khoảng trống, gọi là “khuyết” . Trong Hán cung có Bạch Hổ quán 白虎观, quán này lại là vật kiến trúc độc lập. Còn như miếu vũ của Đạo giáo gọi là quán, thì đó là ý nghĩa sau này.
          Nói thêm, trong sách vở thời Tiên Tần rất ít thấy chữ “lâu” . Trong Mạnh tử - Cáo Tử hạ 孟子 - 告子下 có câu:
Phương thốn chi mộc, khả sử cao vu sầm lâu.
方寸之木, 可使高于岑楼
(Khúc gỗ vuông một thốn có thể cao hơn sầm lâu)
          Triệu Kì 赵岐 chú rằng:
Sầm lâu, sơn chi nhuệ lĩnh dã.
岑楼, 山之锐岭也
Sầm lâu là núi có đỉnh nhọn)
          Theo đó thì “lâu” không phải là lầu. Trong Thuyết văn 说文 ghi là:
Lâu, trùng ốc dã
, 重屋也
(Lâu là phòng ốc có hai tầng trở lên)
          Và:
Tằng, trùng ốc dã
, 重屋也
(Tằng là trùng ốc)
          Trong Khảo công kí 考工记 cũng có nói “Ân nhân trùng ốc” 殷人重屋, trùng ốc chỉ loại “phục ốc” 复屋 (trên nóc mái lại có nóc mái nữa), nhưng “phục ốc” không thế lấy đó để ở (thuyết của Đoàn Ngọc Tài 段玉裁). Có thể vào vãn kì Chiến Quốc xuất hiện lâu phòng, hiển nhiên đời Hán đã có lâu phòng, mà không phải chỉ có hai tầng.
          Phòng của người nghèo là sự so sánh rõ nét nhất. Phòng ở của họ là “tất môn khuê đậu, ung dũ thằng xu” 筚门圭窦, 瓮牖绳枢 (*). Chế độ cung thất có tính giai cấp trong xã hội có giai cấp.
          Kiến trúc Trung Quốc có lịch sử lâu đời.  Nhân dân lao động và thợ thời cổ đại không ngừng cải tiến tư liệu kiến trúc và kĩ thuật kiến trúc. Căn cứ vào
Báo cáo khảo cổ điền dã, chúng ta biết vào đời Ân, phòng ở là một cái hố đào dưới đất, chung quanh hố đắp tường thấp. Những người làm công tác khảo cổ cho rằng đó chính là “phục” (**). Trong Thi kinh – Đại nhã – Miên 诗经 - 大雅 - có nói:
Cổ Công Đản Phủ
Đào phục đào huyệt
Vị hữu gia thất.
古公亶父
陶复陶穴
未有家室
(Cổ Công Đản Phủ
Cư trú trong phục đất hang đất
Chưa có kiến trúc gia thất)
Chữ (phục) chính là giả tá của chữ “phục” (**).
          Cung thất của đế vương được xây cất trên mặt đất, hiện tại còn thấy được cơ sở 基础 (nền tảng) lúc bấy giờ. Cơ là nền đài cơ 台基 hoặc địa cơ 地基 nện đất mà thành; sở là tảng đá kê dưới chân trụ, kiến trúc đời sau luôn chú ý đến cơ sở.
          Di chỉ đời Ân đến nay vẫn chưa phát hiện ngói, mái nhà đại khái là lợp bằng cỏ mao. Theo suy đoán, muộn nhất là đến đầu đời Chu đã phát minh ra ngói, nhưng đa số phòng ốc vẫn là nhà cỏ, cho nên người xưa nói “mao tì thổ giai” 茅茨土阶 (***), “mao tì bất tiễn” 茅茨不剪 (****). Trong Thi kinh – Bân phong – Thất nguyệt 诗经 - 豳风 - 七月 có nói:
Trú nhĩ vu mao
Tiêu nhĩ tác đào
Cức kì thừa ốc
Kì thuỷ bá bạch cốc
昼尔于茅
宵尔索綯
亟其乘屋
其始播白谷
(Ban ngày đi cắt cỏ mao
Ban đêm đánh dây se sợi
Nhanh chóng lên nóc sửa lại mái nhà
Vì công việc gieo cấy sắp bắt đầu)
          Có thể thấy nhà ngói, không đến lượt nông dân ở.
          Việc phát minh ra gạch so với ngói muộn hơn một chút. Di chỉ  thời Chiến Quốc phát hiện được gạch rỗng ruột, dùng trong việc xây mộ. Nhưng trong Thi kinh – Trần phong – Phòng hữu thước sào 诗经 - 陈诗 - 防有鹊巢 có nói:
Trung đường hữu bích
中唐有甓
(Lối đi trong sân có lát gạch)
          “Đường” chỉ “đường đồ” 堂涂, là lối đi phía dưới đường thông qua sân đển đến cổng; “bích” , cách nói cũ là “linh đích” 瓴甋 (cũng viết là “linh thích 令适), cũng chính là gạch (2). Nhưng dùng gạch xây tường là tương đối sau này.
          Người xưa xây tường từ rất sớm đã vận dụng kĩ thuật “bản trúc” 版筑. Trong Mạnh Tử - Cáo Tử hạ 孟子 - 告子下 có câu:
Phó Duyệt cử vu bản trúc chi gian
傅说举于版筑之间
(Ông Phó Duyệt được tuyển chọn từ công việc đắp tường)
          Gọi là “bản trúc” 版筑đó là nói khi đắp tường đất dùng hai tấm ván kẹp lại, khoảng giữa hai tấm ván là độ rộng của tường, bên ngoài dùng trụ gỗ để giữ, khoảng giữa hai tấm ván đổ đầy đất, dùng chày nén chặt, sau khi xong nhổ bỏ trụ gỗ và ván, thành một bức tường. Kĩ thuật bản trúc trong kiến trúc cổ đại chiếm một địa vị rất quan trọng, cho đến hiện nay có nơi vẫn còn dùng kĩ thuật bản trúc này. Sau này lại dùng “thổ bôi” 土坯 xây tường, thổ bôi gọi là “kích” (3).
          “Đấu củng” 斗拱 là cấu kiện trọng yếu trong kiến trúc có kết cấu gỗ cao cấp thời cổ Trung Quốc, đồng thời nó cũng có tác dụng trang sức. Trong Luận ngữ - Công Dã Tràng 论语 - 公冶长 nói Tang Văn Trọng 臧文仲 :
Sơn tiết tảo chuyết
山节藻梲
(Tiết có hình dạng như núi, trên chuyết vẽ hoa văn tảo)
Cách nói cũ chuyết là trụ ngắn trên rường, tiết chính là đấu củng. Từ những đồ án đồ đồng thời Chiến Quốc, chúng ta có thể thấy được cấu kiện kết cấu giống đấu củng.      (hết)

Chú của nguyên tác
1- Nhan Sư Cổ 颜师古nói rằng: “Vu, môn ốc dã” 庑门屋也. Vương Tiên Khiêm 王先谦 cho rằng:
Vu thị lang hạ chi ốc, nhi lang đản thị đông tây sương chi thượng hữu chu diêm, hạ vô tường bích giả, cái kim sở vị du lang, “Thuyết văn” tân phụ dĩ vi đông tây tự, thị dã.
          庑是廊下之屋, 而廊但是东西厢之上有周檐, 下无墙壁者, 盖今所谓游廊, “说文新附以为东西序, 是也.
          (Vu là nhà ở phía dưới lang, mà lang chỉ là trên hai “sương” đông tây có mái diềm chung quanh, phía dưới không có tường vách, mà ngày nay gọi là :du lang”, trong “Thuyết văn” phụ thêm vào cho là đông tây tự, là đúng vậy).
          Thuyết này có khác.
2- Đào Khản 陶侃 đời Tấn có câu chuyện “vận bích” 运甓, cũng là chỉ “vận chuyên” 运砖 (chở gạch).
3- “Kích” và “chuyên” rất nhiều phương diện tương cận, cho nên thời Đông Hán cũng gọi “chuyên” là “kích” , không ít gạch (chuyên ) đời Hán bên trên có chữ “kích” .

Chú của người dịch
*- Tất môn khuê đậu 篳門圭竇:
          Tất môn 篳門: dùng cành trúc hoặc cành cây kết lại làm thành cửa.
          Khuê đậu 篳門: lỗ cửa có hình dạng như ngọc khuê trên nhọn dưới vuông
          Hình dung chỗ ở cực kì đơn giản và ngày trước dùng để chỉ nơi ở của người nghèo.
          Xuất xứ từ Tả truyện – Tương Công thập niên 左传 - 襄公十年:
          Tất môn khuê đậu chi nhân, nhi giai lăng kì thượng, kì nan vi thượng hĩ.
          筚门圭窦之人, 而皆陵其上, 其难为上矣.
          (Những kẻ nghèo khó đều lăng mạ người trên của họ, người trên rất khó ở với cương vị đó)
Ung dũ thằng xu 甕牖繩樞: Dũ là cửa sổ, xu là trục chuyển của cửa.
          Ung dũ 甕牖: lấy chum bể làm cửa sổ
Thằng xu 繩樞: lấy dây thừng bện làm trục cửa.
Hình dung nhà của người nghèo.        
          Xuất xứ từ Giả Nghị - Quá Tần luận 贾谊 - 过秦论:
          Nhiên nhi Trần Thiệp ung dũ thằng xu chi tử, manh lệ chi nhân, nhi thiên tỉ chi đồ dã.
          然而陈涉瓮牖绳枢之子, 氓隶之人, 而迁徙之徒也
          (Nhưng Trần Thiệp là con em nhà nghèo khó, hạng người lao động bình dân, bị điều đi làm lính thú)
**- Chữ “phục” này gồm bộ ở trên và chữ ở dưới.
***- Mao tì thổ giai 茅茨土阶: Mao tì: mái nhà lợp bằng cỏ; thổ giai: bậc thềm bằng đất nện. Hình dung phòng ốc đơn giản chất phác, cuộc sống kiệm ước.
****- Mao tì bất tiễn” 茅茨不剪: mái nhà lợp bằng lá không cắt xén. Hình dung cuộc sống đơn giản chất phác.

                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                           Quy Nhơn 20/8/2020

Nguồn
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
中国古代文化常识
Chủ biên: Vương Lực 王力
Bắc Kinh: Trung Quốc Nhân dân Đại học xuất bản xã, 2012
Previous Post Next Post