Dịch thuật: Thuỵ và hiệu (tiếp theo)



THUỴ VÀ HIỆU
(tiếp theo)

          Niên hiệu 年号, là danh hiệu ghi năm của hoàng đế phong kiến. Niên hiệu bắt đầu có từ thời Hán Vũ Đế 汉武帝, năm Hán Vũ Đế lên ngôi (năm 140 trước công nguyên) xưng là “Kiến Nguyên nguyên niên” 建元元年, năm sau xưng là “Kiến Nguyên nhị niên” 建元二年 v.v... Tân quân lên ngôi tất phải thay đổi niên hiệu, xưng là “cải nguyên” 改元. Cùng một hoàng đế, trong thời gian trị vì cũng có thể cải nguyên, ví dụ Hán Vũ Đế từng cải nguyên là Nguyên Quang 元光, Nguyên Sóc 元朔, Nguyên Thú 元狩, Nguyên Đỉnh 元鼎, Nguyên Phong 元封, Thái Sơ 太初, Thiên Hán 天汉, Thái Thuỷ 太始, Chinh Hoà 征和 (1) v.v... Hoàng đế hai đời Minh Thanh về cơ bản không cải nguyên, nhân đó có thể lấy niên hiệu làm xưng vị hoàng đế, ví dụ Minh Thế Tông 明世宗 được xưng là Gia Tĩnh hoàng đế 嘉竫皇帝, Thanh Cao Tông 清高宗được xưng là Càn Long hoàng đế 乾隆皇帝.v.v...
          Cuối cùng trình bày đơn giản về vấn đề tị huý.
          Gọi là tị huý chính là không gọi thẳng tên của vị quân chủ hoặc của bậc tôn trưởng, phàm gặp phải những chữ tương đồng với tên của vị quân chủ hoặc  tôn trưởng, thì phải dùng các biện pháp như đổi chữ khác, viết khuyết bút để tị huý, kết quả là gây ra một số hỗn loạn về ngữ văn. Ví dụ như:
          Hán Cao Tổ tên (Bang), (bang) đổi thành (quốc). Trong Luận ngữ - Vi Tử 论语 - 微子 có câu:
Hà tất khứ phụ mẫu chi bang.
何必去父母之邦
Trên Thạch kinh tàn bi 石经残碑 đời Hán khắc rằng:
Hà tất khứ phụ mẫu chi quốc.
何必去父母之国
          Hán Văn Đế tên (Hằng), (hằng) đổi thành (thường). 恒山 (Hằng sơn) đổi thành常山 (Thường sơn).
          Đường Thái Tông tên 世民 (Thế Dân), (thế) đổi thành (đại) hoặc đổi thành (hệ), (dân) đổi thành (nhân). 三世 (tam thế) xưng là 三代 (tam đại), 世本 (thế bản) đổi thành 系本 (hệ bản), đem 民风 (dân phong) trong Bộ xà giả thuyết 捕蛇者说 của Liễu Tông Nguyên 柳宗元 viết thành 人风 (nhân phong).
          Đường Cao Tông tên (Trị), (trị) đổi thành (lí), hoặc đổi thành  (trì), đổi thành (hoá). Đem câu 治乱不知 (trị loạn bất tri) trong Tống Lí Nguyện quy Bàn Cốc tự 送李愿归盘谷序 của Hàn Dũ 韩愈 viết thành 理乱不知 (lí loạn bất tri); Lí Hiền 李贤 đem câu 治庆氏礼 (trị Khánh thị lễ) trong Hậu Hán thư – Tào Bao truyện 后汉书 - 曹褒传 viết thành 持庆氏礼 (trì Khánh thị lễ), đem câu 治国之日舒以长 (trị quốc chi nhật thư dĩ trường) trong Hậu Hán thư – Vương Phù truyện后汉书 - 王符传 đổi thành化国之日舒以长 (hoá quốc chi nhật thư dĩ trường).
          Thanh Thánh Tổ (Khang Hi) tên 玄烨 (Huyền Diệp), (huyền) đổi thành (nguyên), (diệp) đổi thành (dục). Chúng ta đọc những trứ tác của người Thanh hoặc cổ thư khắc vào đời Thanh cần phải chú ý, nhiều chỗ vốn là chữ (huyền), như 玄鸟 (huyền điểu), 玄武 (huyền vũ), 玄黄 (huyền hoàng) v.v... đều được viết thành (nguyên).
          Trên đây là những ví dụ tị “quân huý” 君讳. Ngoài ra văn nhân còn tị “gia huý” 家讳. Ví dụ:
          Phụ thân của Hoài Nam Vương An tên (Trường), (trường) đổi thành (tu). Câu 长短相形 (trường đoản tương hình) ở Lão Tử 老子, trong Hoài Nam Tử - Tề tục huấn 淮南子 - 齐俗训 đổi viết thành 短修相形 (đoản tu tương hình).
          Tổ phụ của Tô Thức tên (Tự), trong văn chương của Tô Tuân 苏洵 đổi (tự) viết thành (dẫn), Tô Thức 苏轼  viết tự cho người khác lại đổi dùng chữ (tự).
          Thời thượng cổ không huý “hiềm danh” 嫌名. Gọi “hiềm danh” là chỉ những chữ có âm đọc giống hoặc gần giống với tên của vị quân chủ hoặc bậc tôn trưởng. Ví dụ Hán Hoà Đế tên (Triệu),  chữ đồng âm, do không huý hiềm danh cho nên từ 京兆 (kinh triệu) không thay đổi chữ. Sau thời Tam Quốc dần dần tị hiềm danh, phụ thân của Tuỳ Văn Đế tên (Trung), nhân vì với đồng âm, cho nên liên đới tị chữ , (trung) đổi viết thành (nội), tên chức quan 中书 (Trung thư) đổi thành 内史 (Nội sử), đó là những ví dụ về huý hiềm danh.
          Do bởi tị huý, thậm chí cải biến cả tên hoặc họ của người khác. Hán Văn Đế tên (Hằng), 田恒 (Điền Hằng) thời Xuân Thu được đổi thành 田常 (Điền Thường); Hán Cảnh Đế tên (Khải), 微子启 (Vi Tử Khải) được đổi thành微子开 (Vi Tử Khai); Hán Vũ Đế tên (Triệt), 蒯彻 (Khoái Triệt) được đổi thành  蒯通 (Khoái Thông); Hán Minh Đế tên (Trang), 庄助 (Trang Trợ) được đổi thành 严助 (Nghiêm Trợ). Lưu Tri Cơ 刘知几 viết Thông sử 通史, người đời sau tị huý Đường Huyền Tông Lí Long Cơ 李隆基 ( với đồng âm), đổi刘知几著 (Lưu Tri Cơ trứ) thành 刘子玄著 (Lưu Tử Huyền  trứ), (Tử Huyền 子玄 là tên tự của Lưu Tri Cơ刘知几). Đến đời Thanh, để tị huý Thanh Thánh Tổ, lại khôi phục là 刘知几著 (Lưu Tri Cơ trứ), nhưng khi nhắc tới 刘子玄 (Lưu Tử Huyền) thì lại đổi gọi là 刘子元 (Lưu Tử Nguyên). Địa danh, quan danh cùng không ít trường hợp do bởi tị huý mà thay đổi, ở đây không trình bày.
          Những điều trình bày ở trên là tị huý đổi chữ. Còn như tị huý khuyết bút (tức viết bới nét) thì đến đời Đường mới có. Ví dụ tị huý Đường Thái Tông Lí Thế Dân, chữ  (thế) viết thành ; tị huý Tông Chân Tông Triệu Hằng 赵恒, chữ viết bớt nét ngang cuối bên phải; tị huý Thánh Thế Tông, chữ (dận) viết bớt nét phẩy móc bên phải; tị huý Thanh Tuyên Tông, chữ (ninh) viết bớt chữ  (đinh)  ở dưới; tị huý Khổng Tử, chữ (khâu) viết bớt nét sổ ngắn bên phải v.v... (hết)

Chú của nguyên tác
1- Có người cho rằng 征和 (chinh hoà) phải viết là 延和 (diên hoà), do hình dạng gần giống nhau nên nhầm.

                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                           Quy Nhơn 15/02/2019

Nguồn
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
中国古代文化常识
Chủ biên: Vương Lực 王力
Bắc Kinh: Trung Quốc Nhân dân Đại học xuất bản xã, 2012
Previous Post Next Post