Dịch thuật: Hoàng quyên ấu phụ

HOÀNG QUYÊN ẤU PHỤ

          Thời Đông Hán, tại vùng Thượng Ngu 上虞 ở Triết Giang 浙江 có một hiếu nữ 14 tuổi tên Tào Nga 曹娥. Phụ thân chết đuối, Tào Nga đã nhảy xuống sông tìm vớt thi thể của cha, kết quả nàng cũng bị chết. Mọi người khen là hiếu nữ. Độ Thượng 度尚 nhờ Hàm Đan Thuần 邯郸淳 viết một bài luỵ (1) để tưởng niệm thiếu nữ nọ.
     Trứ danh văn học gia, thư pháp gia Thái Ung 蔡邕 nhìn thấy tấm bia có khắc bài luỵ của Hàm Đan Thuần, cảm khái  muôn phần, liền đề 8  chữ lớn:
Hoàng quyên ấu phụ ngoại tôn tê cữu
黄绢幼妇外孙齑臼
          Tám chữ này làm mọi người mê hoặc, mãi không ai hiểu được.
          Một lần nọ, Tào Tháo 曹操 và viên chủ bạ là Dương Tu 杨修 nhìn thấy tấm bia Tào Nga, Tào Tháo hỏi Dương Tu: tám chữ đó giải thích như thế nào? Dương Tu suy nghĩ rồi đáp rằng:
Hoàng quyên 黄绢 là “sắc ti” 色丝 (tơ màu), bên cạnh chữ “ti” có chữ “sắc” chính là chữ “tuyệt” .
Ấu phụ 幼妇 là “thiếu nữ” 少女, bên cạnh chữ “nữ” có chữ “thiếu” chính là chữ “diệu” .
Ngoại tôn 外孙 là con của con gái mình, bên cạnh chữ “nữ” có chữ “tử” , đó là chữ “hảo” .
là loại có vị cay như tỏi, hành giã nhỏ; cữu là cái cối dùng để giã, chính là khí vật chịu được vị cay (thụ tân 受辛), hai chữ “thụ tân” 受辛hợp lại làm một, chính là chữ “từ” (2).
Tám chữ đó xưng tán bài văn bia là “tuyệt diệu hảo từ”.

Chú của người dịch
1- Luỵ : theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu:
          - Lời viếng. Thương kẻ chết mà làm lời thuật hành trạng của kẻ chết ra gọi là luỵ.
          - Cầu cúng.
2- Chữ  (từ) cũng được dùng như chữ .

                                                                 Huỳnh Chương Hưng
                                                             Quy Nhơn 05/10/2017

Nguồn
HOÀNG TRIỀU ĐIỂN CỐ KỈ VĂN
皇朝典故纪闻
Tác giả: Hướng Tư 向斯
Bắc Kinh: Trung Quốc văn sử xuất bản xã, 2002
Previous Post Next Post