Dịch thuật: Phủ quan thời cổ sao lại gọi là nha môn

PHỦ QUAN THỜI CỔ SAO LẠI GỌI LÀ NHA MÔN

          Thời cổ, mọi người đều gọi phủ quan là “nha môn” 衙门. Cách nói này từ đâu mà ra?
          Do bởi mãnh thú có ranh nanh, người ta bèn dùng răng nanh tượng trưng cho vũ lực. Trong Thi kinh – Tiểu nhã – Kì phủ 诗经 - 小雅 - 祈父 có câu:
Kì phủ
Dư vương chi trảo nha
祈父
予王之爪牙
(Này quan Kì phủ!
Chúng tôi là quân dũng mãnh của vua)
(Bản dịch của Tạ Quang Phát "Kinh thi", tập 2)
          Trong Hậu Hán thư – Tập giải 后汉书 - 集解 có ghi:
Vũ Đế chinh tứ di, hữu tiền hậu tả hữu tướng quân, vi quốc trảo nha.
武帝征四夷, 有前后左右将军, 为国爪牙.
(Vũ Đế chinh phạt tứ di, có tướng quân tiền hậu tả hữu, là nanh vuốt của đất nước)
Từ đó có thể thấy, quân vương thời cổ rất coi trọng tướng lĩnh có năng lực hơn người, xem họ là cánh tay trái cánh tay phải, đồng thời để họ nắm giữ quân sự quốc gia và là võ vệ. Những tướng lĩnh này chính là nanh vuốt của quốc quân, giống như răng nanh của mãnh thú.
Để thể hiện rõ địa vị của mình, quân vương thường đem nanh vuốt của mãnh thú đặt tại nơi làm việc hoặc chỗ chỉ huy. Về sau nhân vì hơi phiền phức, liền dùng gỗ có khắc hoạ khoa trương răng thú đặt hai bên doanh môn phía ngoài quân doanh môn để trang sức, đó chính là “nha môn” 牙门. Có thể thấy, thời cổ “nha môn” là từ dùng trong quân sự, là biệt xưng của môn doanh quân lữ.
Còn như牙门 biến thành 衙门 từ lúc nào, đồng thời lại là từ chỉ phủ quan thì không có ghi chép rõ ràng. Nhưng theo các nhà sử học nghiên cứu, muộn nhất là xuất hiện vào đời Đường. Theo Phong Diễn 丰演 đời Đường trong Phong thị văn kiến kỉ 丰氏闻见纪:
Cận tục thượng võ, thị dĩ thông hô công phủ vi công nha, phủ môn vi nha môn, tự sảo ngoa biến chuyển nhi vi nha dã.
近俗尚武, 是以通呼公府为公牙, 府门为牙门, 字稍讹变转而为衙也.
(Tập tục gần đây thông gọi công phủ là “công nha”, phủ môn là “nha môn”, chữ biến chuyển sai thành chữ )
Chu Mật 周密 đời Tống trong Tề đông dã ngữ 齐东野语 cũng có nói:
Cận thế trọng võ, thông vị Thứ sử trị sở viết nha ..... lí ngữ ngộ chuyển vi nha.
近世重武, 通谓剌史治所曰牙 ..... 俚语误转为衙.
(Gần đây trọng võ, thông gọi chỗ làm việc của Thứ sử là ..... dân gian nhầm chuyển là .)
Từ “nha môn” 衙门 từ triều Đường trở về sau càng lưu hành. Đến sau thời Bắc Tống, người ta dường như chỉ biết衙门, mà không biết 牙门. Lấy 衙门 làm cơ sở đã sản sinh ra một loạt những xưng vị liên quan đến chức nghiệp và vật phẩm, như “nha dịch” 衙役, “nha nội” 衙内, “nha bài” 衙牌 ... Đến cận đại và đương đại, “nha  môn” 衙门 và “nha môn tác phong” 衙门作风 lại dần diễn biến thành từ dùng để thay cho chủ nghĩa quan liêu.

                                                     Huỳnh Chương Hưng
                                                     Quy Nhơn 11/8/2017

Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013
Previous Post Next Post