Dịch thuật: Triều Tần thống nhất chế độ hoá tệ và đo lường

TRIỀU TẦN THỐNG NHẤT CHẾ ĐỘ HOÁ TỆ VÀ ĐO LƯỜNG

          Thời Chiến Quốc, chế độ hoá tệ và chế độ đo lường của các nước không nhất trí, triều Tần kết thúc cục diện hỗn loạn này, thông qua việc thống nhất hoá tệ và đo lường, ở một trình độ nhất định đã thúc đẩy chế độ hoá và pháp chế hoá kinh tế và tài chính.
          Do bởi trường kì chia cắt cát cứ, chế độ hoá tệ các nước không nhất trí, hình chế hoá tệ, lớn nhỏ, nặng nhẹ, đơn vị v.v... luôn không tương đồng, Lấy hình chế mà nói, có thể chi làm 4 loại lớn:
          - Dĩnh viên 郢爰, lưu hành ở Sở.
          - Bố tệ 布币, lưu hành ở Hàn, Triệu, Nguỵ.
          - Đao tệ 刀币, lưu hành ở Tề, Yên, Triệu
          - Viên tiền 圆钱, chủ yếu lưu hành ở Chu, Tần, cùng vùng ven Hoàng hà của Triệu, Nguỵ.
          Cục diện hỗn loạn của chế độ hoá tệ này đã trở thành chướng ngại nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vì thế, nhà Tần sau khi thống nhất đã chế định “kim bố luật” 金布律, pháp quy hoá tệ kim dung 金融 (1) sớm nhất từ trước tới nay của Trung Quốc, cùng với một loạt những pháp quy liên quan, theo pháp luật thống nhất chế độ hoá tệ đồng thời tăng cường quản lí hoá tệ. “Đến triều Tần, hoá tệ trong nước chia làm 2 hạng, hoàng kim lấy “dật” làm tên gọi, là thượng tệ, tiền đồng là “bán lượng” 半两, làm hạ tệ. Còn châu ngọc, quy bối, bạc, thiếc làm vật trang sức để lưu giữ, không làm tệ.” Vàng và tiền đồng được dùng làm hoá tệ kim thuộc pháp định trong cả nước; việc loại bỏ châu ngọc, quy bối, bạc thiếc ra khỏi hoá tệ pháp định, tiến thêm một bước nâng cao địa vị của hoá tên kim thuộc. Chỉnh đốn cựu tệ của nhà Chu nhà Tần, phế bỏ đao, bố, nghĩ tị tiền của 6 nước cùng Dĩnh viên, đồng loạt sử dụng hoá tệ pháp định theo quy định mới. Đơn vị hoàng kim thượng tệ đổi từ “cân” sang “dật” (24 lượng), loại hạ tệ khổng đồng tiền hình tròn lỗ vuông hạ lấy “bán lượng” làm đơn vị, sử gọi là “Tần bán lượng” 秦半两, hình chế loại tiền đồng ngoài tròn trong vuông này được các triều đại sau nối theo. Tần luật còn quy định quyền tạo đúc hoá tệ thuộc về nhà nước, nghiêm cấm tư nhân trộm đúc, nếu không “sách kì thất” 索其室, tịch thu hoá tệ cùng khuôn đúc, đồng thời bị nghiêm trừng. “Kim bố luật” còn xác lập bảo vệ việc nhà nước phát hành và lưu thông bình thường hoá tệ, bất luận chất lượng hoá tệ tốt xấu, cấm chỉ “lựa chọn tiền, bố để lưu hành”. Triều Tần thống nhất hoá tệ đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hoá và sự thống nhất quốc gia, nêu gương cho hậu thế, ảnh hưởng rất sâu rộng.
          Thời Chiến Quốc, chế độ đong lường của các nước cũng không thống nhất. Lấy dụng cụ đo lường mà nói, nước Triệu dùng đấu , thăng , phân , ích làm đơn vị, nước Tề lấy thăng , đậu, khu , phủ , chung làm đơn vị. Khương Tề 姜齐quy định “4 thăng làm 1 đậu, 4 đậu làm 1 khu, 4 khu làm 1 phủ, 10 phủ làm 1 chung”. Sau khi họ Điền thay Tề lại đổi lấy 5 thăng làm 1 đậu, 5 đậu làm 1 khu, 5 khu làm 1 phủ, 10 phủ làm 1 chung. Còn như về chế độ đo cân nặng thì thiên sai vạn biệt. Để ổn định trật tự kinh tế chính trị, các nước xuất hiện tiêu chuẩn hướng đến chỗ giống nhau. Thời kì biến pháp của Thương Ưởng 商鞅, nhà Tần đã thực hành chính sách “bình đấu dũng quyền hành trượng xích” 平斗桶权衡丈尺 (thống nhất đấu, thùng, quả cân, cái cân, trượng, thước). Thăng vuông của Thương Ưởng đến nay vẫn còn được lưu giữ tại Viện bảo tàng Thượng Hải. Sau Thương Ưởng, nước Tần nhiều lần áp dụng chính sách “nhất độ lượng, bình quyền hành, chính quân thạch, tề đấu dũng” 一度量, 平权衡, 正钧石, 齐斗桶 (thống nhất ở độ lượng, công bằng ở cân và quả cân, ngay thẳng ở cái quân và cái thạch, ngang bằng ở cái đấu và cái thùng). Đến cuối thời Chiến Quốc, tiêu chuẩn đo lường của Tần đã hướng đến sự nhất trí. Nhân đó, sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất, triều Tần đã lấy chế độ của Tần làm cơ sở. “Thống nhất đo lường về cân, thạch, trượng, thước”, ra chiếu lệnh “quy phạm đo lường, những loại nào không thống nhất và có nghi vấn đều thống nhất lại”. Minh văn đời Tần này được thấy khắc nhiều ở trên những khí vật được dùng làm tiêu chuẩn thông hành của nước Tần, như thăng vuông của Thương Ưởng và quả cân đồng tại Cao Nô 高奴đời Tần, chứng minh chế độ đo lường thống nhất  của triều Tần, trên thực tế là dùng hình thức pháp lệnh đem chế độ vốn có của nước Tần thực hiện rộng rãi trong cả nước. Triều Tần còn dùng hính thức pháp lệnh bảo đảm cho tiêu chuẩn đo lường thống nhất. “Hiệu luật” 效律 trên thẻ trúc đời Tần ở Vân Mộng 云梦 từng quy định: “Cân và thạch không chuẩn xác, sai lệch 16 lượng trở lên, sẽ phạt tiền quan viên của phủ quan 1 giáp. Chưa tới 16 lượng, sai lệch từ 8 lượng trở lên, sẽ phạt tiền 1 thuẫn” (2).
          Ý đồ chính trị về chế độ thống nhất đo lường của triều Tần cũng rất rõ ràng, về khách quan đánh đổ chế độ cũ cùng thế lực cũ của 6 nước, đồng thời tại những khu vực mới cụ thể thực hiện chế độ và pháp lệnh thống nhất. Chính như sau vụ Lí Tư 李斯 đã chỉ ra rằng: “Thay đổi hoa văn trên đồ vật, thống nhất đo lường, văn tự, ban bố với thiên hạ để lập nên danh tiếng cho nhà Tần.”

Chú của người dịch
1- Kim dung 金融: hoạt động kinh tế về tiền tệ.
- phạt tiền 1 giáp bằng 1344 tiền
- phạt tiền 1 thuẫn bằng 384 tiền.

                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                           Quy Nhơn 25/10/2016

Nguyên tác Trung văn
THỐNG NHẤT HOÁ TỆ HOÀ ĐỘ LƯỢNG HÀNH
统一货币和度量衡
Trong quyển
THỐNG NHẤT VƯƠNG TRIỀU ĐÍCH ĐẢN SINH – TẦN
统一王朝的诞生 -
Chủ biên: “Đồ thuyết Trung Quốc lịch sử”
Trường Xuân - Cát Lâm xuất bản tập đoàn hữu hạn trách nhiệm công ti, 2006
Previous Post Next Post