Dịch thuật: Cùng một vật nhưng khác tên

CÙNG MỘT VẬT NHƯNG KHÁC TÊN
BÀN VỀ CHỮ “THỈ” CHỮ “TIỄN”

          “Thỉ” chính là “tiễn” (cây tên). Trong Phương ngôn 方言 có ghi:
Tiễn tự Quan Đông vị chi thỉ ....., Quan Tây vị chi tiễn.
箭自关东谓之矢 ....., 关西谓之箭
(Mũi tên vùng Quan Đông gọi là thỉ ....., vùng Quan Tây gọi là tiễn)
          “Phóng thỉ” 放矢 trong thành ngữ chính là nhắm vào tấm bia mà buông tên. Chữ “thỉ” thể tiểu triện giống như mũi tên, tự thể diễn biến đến khải thư, “thỉ” không còn giống mũi tên nữa. Chỉ nét phẩy, nét mác ở dưới chữ còn giống tiễn vũ 箭羽 (lông gắn trên mũi tên), “tiễn vũ” còn được gọi là “tiễn linh”
箭翎, chính là phần đuôi của mũi tên. Trong Quốc thương 国殇 có câu:
Thỉ giao truỵ hề sĩ tranh tiên
矢交坠兮士争先
(Tên giao nhau rớt xuống, dũng sĩ tranh nhau xông lên)
“thỉ” ở đây chính là dùng nghĩa gốc của nó.
          Danh xưng của “thỉ” có rất nhiều, gọi là: “như vũ” 如雨, “phi lang” 飞郎, “tục trường” 续长, “tín vãng” 信往 (1). Gọi là “tín vãng” chỉ mũi tên có thể gắn thư, bắn đến đối phương. Như trong trận chiến giữa nước Tề và nước Yên, Điền Đan 田单 nước Tề thu phục vùng đất đã mất, còn Liêu thành 聊城 đánh mãi mà không hạ được, Lỗ Trọng Liên 鲁仲连 viết thư, gắn vào đầu mũi tên, bắn cho tướng giữ Liêu thành, tướng giữ Liêu thành được thư, khóc liền 3 ngày rồi tự sát (2). “Tiễn” còn gọi là “kim bộc cô” 金仆姑, kim bộc cô chính là “đại đầu thỉ” 大头矢 (mũi tên có đầu lớn) (3). Trận Thừa Khâu 乘丘 trong Tả truyện 左传, Lỗ Trang Công 鲁庄公 dùng kim bộc cô bắn Nam Cung Trường Vạn 南宫长万 (4). Tân Khí Tật 辛弃疾 trong bài từ theo điệu Giá cô thiên 鹧鸪天 đã viết:
Yên binh dạ tróc ngân hồ lộc (*)
Hán tiễn triêu phi kim bộc cô
燕兵夜捉银胡 ..... (*)
汉箭朝飞金仆姑
(Quân Kim ban đêm chuẩn bị túi tên
Còn quân Hán vừa mới sáng đã hướng đến quân địch bắn kim bộc cô)
Kim bộc cô chính là “đại đầu tiễn” 大头箭, cũng chính là “thỉ” . Đầu mũi tên gọi là “thốc” , vật dùng để đựng tên gọi là “hồ lộc” 胡禄.
          Lại nói về nghĩa phái sinh và thông giả tự của chữ “thỉ”. “Thỉ” là thẳng, đường mà tên bắn ra là thẳng, cho nên “thỉ” cũng có nghĩa là thẳng.
Trong Thi – Đại đông - 大东 có câu:
Chu đạo như để
Kì trực như thỉ
周道如砥
其直如矢
(Đường đi của nhà Chu bằng phẳng như đá mài
Và thẳng như đường tên bay)
ở đây mượn “thỉ” để hình dung đường thẳng.
          Trong Thư – Bàn Canh - 盘庚 cũng có câu:
Xuất thỉ ngôn
出矢言
Chính là nói ra những lời chính trực, chính trực là nghĩa phái sinh của “thỉ”.
          Thông giả tự 通假字của “thỉ” không ít, nó thông với “trần” , “thệ” , “thỉ” . Loại thông giả tự cũng không hoàn toàn là từng cặp một, có khi một chữ có mấy thông giả tự, có khi mấy chữ hợp với một thông giả tự. Chữ “thỉ” thuộc loại sau. “Thỉ” mượn dùng ý nghĩa của “trần” (bày ra), như trong Tả
Truyện - Ẩn Công ngũ niên 左传 - 隐公五年 có câu:
Công thỉ ngư vu Đường.
公矢鱼于棠
ý nói Lỗ Ẩn Công muốn ngư dân đất Đường đánh bắt cá, đồng thời đem cá đánh bắt được bày ra cho ông ta xem.
          “Thỉ” mượn dùng ý nghĩa của chữ “thệ” (thề). Như trong Luận ngữ 论语 có câu:
Phu Tử thỉ chi viết
夫子矢之曰
(Phu Tử thề rằng)
          “Thỉ” cũng được mượn dùng làm chữ (thỉ: phân), chữ không nhã, để tránh tục dùng chữ .
          Chữ và chữ đều đồng âm với chữ , cho nên gọi là “đồng âm thông giả” 同音通假. Chữ đồng âm có rất nhiều, nhưng không phải hễ là chữ đồng âm đều dùng thông với nhau, điều này có quá trình ước định thành tục.
          Chữ Hán do chữ cấu thành không ít, nghĩa của nó đều có liên quan tới mũi tên. Như chữ “hầu” trong “công hầu” 公侯, do chữ . Nghĩa gốc của chữ “hầu” là tấm bia để bắn tên, có vẽ đồ án con gấu con hổ. Thời cổ khi cử hành xạ lễ, trước tiên đem tấm hầu dựng lên, nhìn xem bắn trúng hay không trúng mà quyết định thắng thua, không nghi ngờ gì, người thắng là cường thủ, cho nên “hầu” có ý nghĩa cường thủ mạnh mẽ. Hầu trong công hầu nghĩa gốc là cường thủ. Chữ “tật” cũng có , mang ý nghĩa gấp, khẩn cấp. Chữ “tri” cũng có . Trong Thuyết văn 说文 có nói:
Tri, thức mẫn, cố xuất khẩu giả tật như thỉ.
, 识敏, 故出口疾如矢.
(Tri là hiểu biết nhanh nhạy, cho nên mở miệng nói nhanh như tên bắn)
Nói một cách thông tục, “tri” có nghĩa là phản ứng mau lẹ. Chữ “kiểu” cũng có . “Kiểu” là loại công cụ dùng để làm cho thân tên thẳng, sau khi “kiểu chính” 矫正 thân tên sẽ thẳng, cho nên “kiểu” có nghĩa là sửa cho thẳng, chính là từ nghĩa uốn thẳng thân tên mà ra. Chữ “đoản” cũng có . Trong Thuyết văn 说文 có nói:
Hữu sở trường đoản, dĩ thỉ vi chính.
有所长短, 以矢为正
(Vì thân tên thẳng, nên dài hay ngắn, lấy “thỉ” để đo)
          Từ những dẫn chứng trên, có thể thấy, chữ Hán do “thỉ” tổ thành đều có liên quan tới “tiễn” (cây tên)

Chú của nguyên tác
1- Cách trí kính nguyên 格致镜原 dẫn Triệu thị binh thư 赵氏兵书, Giang Tô Quảng Lăng cổ tịch khắc ấn xã.
2- Uyên giám loại hàm 渊鉴类函 quyển 226, Thỉ (nhị), Bắc Kinh thị Trung
Quốc thư điếm.
3- Phương Dĩ Trí 方以智 Thông nhã 通雅, trang 1076, Thượng Hải cổ tịch thư điểm.
4- Hoàng Khản 黄侃 Bạch văn thập tam kinh . Tả truyện . Trang Công thập nhất niên 白文十三经 . 左传 . 庄公十一年 trang 37, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.

Chú của người dịch
*- Chữ “lộc” này trong nguyên tác gồm bên trái và bên phải.

                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                           Quy Nhơn 27/8/2016
              
Nguyên tác Trung văn
ĐỒNG VẬT DỊ DANH
ĐÀM “THỈ, TIỄN”
同物异名
  “,
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998
Previous Post Next Post