Dịch thuật: Cách tính giờ của người Trung Quốc cổ đại


CÁCH TÍNH GIỜ
CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

1- Thập nhị thời thần 十二时辰:
          Thời Tây Chu đã sử dụng. Đời Hán đặt tên là dạ bán 夜半, kê minh 鸡鸣, bình đán 平旦, nhật xuất 日出, thực thời 食时, ngung trung 隅中, nhật trung 日中, nhật điệt 日昳, bô thời 晡时, nhật nhập 日入, hoàng hôn 黄昏, nhân định 人定. Lại dùng 12 địa chi để biểu thị, lấy dạ bán từ 23 giờ đến 1 giờ làm giờ Tí, từ 1 giờ đến 3 giờ là giờ Sửu, từ 3 giờ đến 5 giờ là giờ Dần, và cứ như thế tiếp tục tính.
2- Nhị thập tứ thời thần 二十四时辰:
     Từ đời Tống trở về sau, đem mỗi thời thần trong 12 thời thần phân làm 2 bộ phận là “chính” và “sơ” . Như vậy có Tí sơ 子初, Tí chính 子正, Sửu sơ 丑初, Sửu chính 丑正 … cứ như thế đủ 24 thời thần, nhất trí với hiện nay một ngày có 24 tiếng đồng hồ.
3- Thập thời thần 十时辰:
          Xuất hiện từ thời Tiên Tần, mỗi ngày đêm phân làm 5 phần. Theo Tuỳ thư – Thiên văn chí 隋书 - 天文志, ban ngày là triêu , ngu , trung , bô , tịch ; ban đêm là Giáp , Ất , Bính , Đinh , Mậu (về sau dùng ngũ canh thay thế).
4- Thập ngũ thời thần 十五时辰:
        Tên gọi là thần minh 晨明, phỉ minh 朏明, đán minh 旦明, tảo (tảo) thực (), yến (vãn) thực () , ngung trung 隅中, chính trung 正中, thiếu hoàn 少还, bô thời 晡时, đại hoàn 大还, cao thung 高舂, hạ thung 下舂, huyện (huyền) đông () , hoàng hôn 黄昏, định hôn 定昏. (Tham khảo Hoài Nam Tử - Thiên văn huấn 淮南子 - 天文训 ).
5- Bách khắc 百刻:
          Đem ngày đêm phân thành 100 khắc bằng nhau, sự ra đời của nó có liên quan tới việc sử dụng đồng hồ nước phân thời khắc, nguồn gốc có khả năng là từ đời Thương. Đời Hán từng đổi thành 120 khắc, nhà Lương thời Nam triều đổi thành 96 khắc, 108 khắc, mãi đến đời cuối đời Minh, khi tri thức thiên văn học châu Âu truyền vào mới đề xuất đổi thành 96 khắc. Đầu đời Thanh quy định thành chế độ chính thức.
6- Những danh xưng liên quan:
          Thời cổ, danh xưng liên quan tới thời gian tương đối nhiều. Nói chung, khi mặt trời mọc gọi là đán , tảo , triêu , thần ; khi mặt trời lặn gọi là tịch , mộ , vãn . Lúc mặt trời ở giữa trời gọi là nhật trung 日中, chính Ngọ 正午, đình Ngọ 亭午; thời gian gần nhật trung gọi là ngung trung 隅中. Khi mặt trời xế về tây gọi là trắc , nhật điệt日昳. Sau khi mặt trời lặn là hoàng hôn 黄昏, sau hoàng hôn là nhân định 人定, sau nhân định là dạ bán 夜半 (hoặc gọi là dạ phân 夜分). Sau dạ bán là kê minh 鸡鸣, sau kê minh là muội đán 昧旦, bình minh, đây là lúc trời đã sáng. Người xưa một ngày ăn 2 bữa, bữa sáng sau khi mặt trời mọc trước ngung trung. Thời gian này gọi là thực thời 食时 hoặc tảo thực 早食; bữa chiều sau khi mặt trời xế về tây trước khi lặn, thời gian này gọi là bô thời 晡时.
- Giờ Tí: dạ bán 夜半, còn gọi là Tí dạ 子夜: thời thần đầu tiên trong thập nhị thời thần. (giờ Bắc Kinh từ 21 giờ đến 1 giờ)
- Giờ Sửu: kê minh 鸡鸣, còn gọi là hoang kê 荒鸡: thời thần thứ 2. (giờ Bắc Kinh từ 1 giờ đến 3 giờ).
- Giờ Dần: bình đán 平旦, còn gọi là lê minh 黎明, tảo thần 早晨, nhật đán 日旦: đây là khoảng thời gian đêm và ngày giao nhau. (giờ Bắc Kinh từ 3 giờ đến 5 giờ).
- Giờ Mão: nhật xuất 日出, còn gọi là nhật thuỷ 日始, phá hiểu 破晓, húc nhật 旭日: tức lúc mặt trời vừa mọc đang từ từ lên. (giờ Bắc Kinh từ 5 giờ đến 7 giờ).
- Giờ Thìn: thực thời 食时, còn gọi là tảo thực 早食: thời gian người xưa “triêu thực” 朝食 cũng chính là thời gian ăn bữa sáng. (giờ Bắc Kinh từ 7 giờ đến 9 giờ).
- Giờ Tị: ngung trung 隅中, còn gọi là nhật ngu 日禺: lúc gần trưa gọi là ngung trung 隅中. (giờ Bắc Kinh từ 9 giờ đến 11 giờ).
- Giờ Ngọ: nhật trung 日中, còn gọi là chính Ngọ 正午, trung Ngọ 中午: (giờ Bắc Kinh từ 11 giờ đến 13 giờ).
- Giờ Mùi: nhật điệt 日昳, còn gọi là nhật điệt 日跌: mặt trời xế về tây là nhật điệt 日跌. (giờ Bắc Kinh từ 13 giờ đến 15 giờ).
- Giờ Thân: bô thời 晡时, còn gọi là nhật phô 日铺, tịch thực 夕食. (giờ Bắc Kinh từ 15 giờ đến 17 giờ).
- Giờ Dậu: nhật nhập 日入, còn gọi là nhật lạc 日落, nhật trầm 日沉, bàng vãn 傍晚: ý nói mặt trời lặn về núi. (giờ Bắc Kinh từ 17 giờ đến 19 giờ).
- Giờ Tuất: hoàng hôn 黄昏, còn gọi là nhật tịch 日夕, nhật mộ 日暮, nhật vãn 日晚: lúc này mặt trời đã lặn sau núi, trời sắp tối đen, vạn vật mông lung, cho nên gọi là hoàng hôn黄昏 (giờ Bắc Kinh từ 19 giờ đến 21 giờ).
- Giờ Hợi: nhân định 人定, còn gọi là định hôn 定昏. Lúc này đêm đã khuya, mọi người cũng đã dừng mọi hoạt động, nghỉ ngơi, đi ngủ. Nhân định 人定cũng là nhân tĩnh 人静. (giờ Bắc Kinh từ 21 giờ đến 23 giờ).
7- Canh điểm 更点:
          Thời cổ lấy giờ Tuất làm canh 1, giờ Hợi làm canh 2, giờ Tí canh 3, giờ Sửu canh 4, giờ Dần canh 5. Một đêm chia làm 5 canh, theo canh mà đánh trống báo giờ, lại đem mỗi canh phân thành 5 điểm . Mỗi canh chính là 1 thời thần, tương đương với 2 tiếng đồng hồ hiện nay, tức 120 phút, cho nên mỗi điểm trong mỗi canh chỉ chiếm 24 phút. Từ đó có thể thấy, canh “4” nấu cơm, canh “5” khai thuyền tương đương với từ 1 giờ đến 3 giờ nấu cơm, từ 3 giờ đến 5 giờ khai thuyền, “ngũ canh tam điểm” 五更三点tương đương với hiện nay từ 5 giờ sáng thêm 72 phút, tức 6 giờ 12 phút, “tam canh tứ điểm” 三更四点 tương đương với hiện nay là 1 giờ thêm 96 phút, tức 2 giờ 36 phút.
8- Dùng đồng hồ nước tính giờ:
          Đồng hồ nước chia làm 2 phần: phần nhỏ nước và phần hứng nước. Phần nhỏ nước chia làm từ 2 đến 4 tầng, mỗi tầng có lỗ nhỏ để nước nhỏ giọt, cuối cùng nhỏ vào phần hứng. Phần hứng có mũi tên đứng, trên mũi tên khắc 100 khắc, mực nước từ từ dâng lên, hiện ra con số khắc để hiển thị thời gian. Một ngày đêm 24 tiếng đồng hồ chia làm 100 khắc, tức tương đương với hiện nay là 1440 phút. Có thể thấy mỗi khắc tương đương với hiện nay là 14,4 phút. Cho nên “Ngọ thời tam khắc” 午时三刻 tương đương với hiện nay là lúc 1 giờ 43,2 phút.
          Người xưa chia một đêm chia làm 5 canh, mỗi canh 2 tiếng đồng hồ, từ 19 giờ bắt đầu tính canh.
          Canh 1 từ 19 giờ đến 21 giờ
          Canh 2 từ 21 giò đến 23 giờ
          Canh 3 từ 23 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau
          Canh 4 từ 1 giờ đến 3 giờ
          Canh 5 từ 3 giờ đến 5 giờ.

                                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                                          Quy Nhơn 17/02/2013

Dịch từ nguyên tác Trung văn
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI ĐÍCH KẾ THỜI PHÁP
中国古代的计时法
             http://baike.baidu.com/view/489557.htm
Previous Post Next Post