Dịch thuật: Tục trang sức răng thời nguyên thuỷ


TỤC TRANG SỨC RĂNG THỜI NGUYÊN THUỶ

          Người nguyên thuỷ cũng thích trang sức răng, cụ thể có 3 cách:
          1- Nhuộm răng
          Nhuộm răng là một loại trang sức cố định, nhưng có 2 loại:
          - Nhân vì ăn một loại thức ăn nào đó mà hình thành
          - Cố ý nhuộm.
          Ở các tộc người phía nam như tộc Tráng , tộc Thái , tộc Ngoã , tộc Cảnh Pha 景颇, tộc Bố Lãng 布朗, tộc Bố Y 布依 … đa phần đều thích ăn cau, lâu dần đã làm cho răng đen lại. Thẩm Hoài Viễn 沈怀远 trong Nam Việt chí 南越志 có  viết:
Cửu thực linh nhân xỉ hắc, cố nam trung hữu điêu đề hắc xỉ chi tục.
久食令人齿黑, 故南中有雕题黑齿之俗.
          (Ăn lâu ngày khiến cho răng đen, cho nên ở phương nam có tục chạm vẽ trên trán và nhuộm đen răng)
          Trên đây là loại do ăn thức ăn mà dẫn đến đen răng
          Còn có một loại là cố ý nhuộm. Khang Hi 康熙 trong Chư La huyện chí 诸罗县志 quyển 8 viết rằng:
Nam nữ dĩ sáp thảo hoặc ba tiêu hoa sát xỉ linh hắc.
男女以涩草或芭蕉花擦齿令黑
(Trai gái dùng cỏ chát hoặc hoa chuổi chà lên răng để cho đen)
          Tạ Triệu Xế 谢肇淛 trong Điền lược 滇略 quyển 9 cũng viết:
Đa dĩ toan thạch lựu bì cập dược nhiễm xỉ sử hắc.
多以酸石榴皮及药染齿使黑
(Đa số dùng vỏ lựu chua và thuốc để nhuộm răng làm cho đen)
          Chu Mạnh Chấn 朱孟震 trong Tây nam di phong thổ kí 西南夷风土记, Thái tộc có viết:
Vô quý tiện, giai xuyên nhĩ đồ tiển, dĩ thảo nhiễm xỉ thành hắc sắc.
无贵贱, 皆穿耳徒跣, 以草染齿成黑色.
          (Không  phân biệt sang hèn, tất cả đều xỏ tai, đi chân không, dùng cỏ nhuộm răng để có màu đen)
          Tương truyền dùng cỏ thiến để nhuộm răng, nhưng loại cỏ này chỉ nhuộm thành đỏ chứ không thành đen. Nhìn chung, phương pháp thường dùng là dùng nhọ nồi, lấy toan hương mộc (ương thanh 秧青 một loại thực vật dùng làm thuốc) hoặc trúc đốt lên, dùng tấm kim loại hơ trên khói đó cho đen rồi dùng tay bôi lên răng.
          2- Đục răng
          Trong Sơn hải kinh – Đại hoang nam kinh 山海经 - 大荒南经 có câu:
Hữu nhân viết Tạc xỉ
有人曰凿齿
(Có giống người tên gọi là Tạc xỉ)
          Trong Sơn hải kinh – Hải ngoại kinh 山海经 - 海外经, Quách Phác 郭璞 chú rằng:
Tạc xỉ,  diệc nhân dã.
凿齿, 亦人也
(Tạc xỉ cũng là người)
          Nhưng trong Hoài Nam Tử - Bản kinh huấn 淮南子 - 本经训, Cao Dụ 高诱 lại chú rằng:
Tạc xỉ, thú danh
凿齿, 兽名
(Tạc xỉ là tên một giống thú)
          . Khang Hi 康熙 trong Chư La huyện chí 诸罗县志 quyển 8 viết rằng:
Nữ hữu phu, đoạn kì bàng nhị xỉ, dĩ biệt xử tử.
籹有夫, 断其旁二齿, 以别处子
(Con gái có chồng, sẽ bẻ 2 răng hai bên, để phân biệt với con gái chưa chồng)
          Trong Trung Hoa toàn quốc phong tục chí 中华全国风俗志, thượng biên, quyển 10 dẫn lời trong Cựu Vân Nam thông chí 旧云南通志
Cư đa mộc bằng, kích xỉ nãi thú
居多木棚, 击齿乃娶
(Đa số ở lều gỗ, nhổ răng mới lấy vợ)
          Chú rằng:
Nam tử thập ngũ lục tuế, kích khứ tả hữu lưỡng xỉ nãi thú.
男子十五六岁, 击去左右两齿乃娶
(Con trai đến 15, 16 tuổi nhổ bỏ 2 răng bên trái và phải mới lấy vợ)
          Trong khảo cổ, như văn hoá Đại Vấn Khẩu 大汶口 cùng một số di chỉ ở phía nam đều phát hiện một số bộ xương có nhổ răng, chứng tỏ có giống người tạc xỉ.
          Ở Đại Vấn Khẩu 大汶口 Sơn Đông 山东, Vương Nhân 王因 Duyện Châu 兖州, Dã Điếm 野店 huyện Trâu , Cương Trang 岗庄 Nhẫm Bình 荏平, Tam Lí Hà 三里河 huyện Giao , Đại Đôn Tử 大墩子 huyện Bi Giang Tô 江苏, Vu Đôn 于墩 Thường Châu 常州, Tung Trạch 崧泽 Thượng Hải 上海, Đàm Thạch Sơn 昙石山 Phúc Kiến 福建, Hà Đãng 河宕 và Tăng thành Kim Lan tự 金兰寺 Phật Sơn 佛山 Quảng Đông 广东, Triết Xuyên 浙川 Hà Nam 河南, Thất Lí Hà 七里河 Hồ Bắc 湖北 đều có tục nhổ răng. Nhìn chung là nhổ một cặp răng cửa ở hàm trên là chính, tuổi khoảng 14, 15. Tập tục nhổ răng này có thể là bắt nguồn từ vùng Sơn Đông, về sau phổ biến ra cả vùng Tô bắc, sau lan đến Trường Giang, Lĩnh Nam và lưu vực Hoàng Hà.
          Nhổ răng là một tiêu chí của người đã trưởng thành, đồng thời cũng là bắt đầu cuộc sống hôn nhân, cho nên nhổ răng cũng là cách để hấp dẫn người khác giới. Nếu như chưa trưởng thành hoặc không nhổ răng là hãy còn chưa có khả năng sinh dục, đương nhiên sẽ “làm hại đến nhà chồng”. Đối với một người muốn thành niên mà nói, nhổ răng là một thử thách nghiêm trọng, và cũng là tiêu chí của một người dũng cảm. Mục đích của trang sức là làm cho người khác giới vui lòng, trang sức kiểu nhổ răng có tác dụng như vậy.
          3- Miệng ngậm khối tròn.
          Ở khu vực phát hiện tập tục nhổ răng, cũng phát hiện tập tục ngậm một khối tròn trong miệng, như ở Vương Nhân, Dã Điếm, Đại Đôn Tử … Nhìn chung là trong miệng ngậm một viên đá tròn, do bởi răng hàm và viên đá liên tục ma sát, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của phần răng và phần chân răng, có người răng bị xỉa hướng vào lưỡi. Tập tục này chỉ giới hạn ở giới nữ.

                                                                   Huỳnh Chương Hưng
                                                                  Quy Nhơn 16/10/2012

Dịch từ nguyên tác Trung văn
XỈ SỨC
齿饰
Trong quyển
TRUNG QUỐC PHONG TỤC THÔNG SỬ
 NGUYÊN THUỶ XÃ HỘI QUYỂN
中国风俗通史
原始社会卷
Tác giả: Tống Triệu Lân 宋兆麟
Thượng Hải văn nghệ xuất bản xã – 2001.

Previous Post Next Post